Polyp hậu môn là tên gọi chung để chỉ những khối u có kích thước khác nhau xuất hiện bên trong trong hậu môn. Sự xuất hiện của các polyp này làm cản trở sức khỏe, sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Để phát hiện sớm bạn cần nắm được dấu hiệu polyp hậu môn từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: 4 dấu hiệu polyp hậu môn và cách điều trị hiệu quả
Dấu hiệu polyp hậu môn
Polyp hậu môn là tên gọi chung để chỉ những khối u có kích thước khác nhau xuất hiện bên trong hậu môn, đây là một trong những bệnh lý hay gặp ở hậu môn – trực tràng.
Polyp được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc hậu môn, chúng có hình dạng như khối u, đa số là lành tính nhưng trong một số trường hợp chúng có thể phát triển thành u ác tính nếu như không được điều trị kịp thời.
Để nhận biết dấu hiệu polyp hậu môn bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
- Đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của polyp hậu môn. Nhiều trường hợp, người bệnh chỉ có dấu hiệu đại tiện ra máu mà khhoong có dấu hiệu kèm theo như không bị táo bón cũng như tiêu chảy cũng chảy. Máu có màu đỏ tươi dính trên giấy vệ sinh, máu có màu đỏ tươi, không chảy nhỏ giọt như bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn…
- Đi ngoài ra phân lỏng: Đây là dấu hiệu thường xảy ra khi polyp hậu môn nằm ở vị trí trực tràng thấp, sát với hậu môn. Đặc biệt, khi polyp phát triển to có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng.
- Đau bụng: Khi khối polyp phát triển quá lớn sẽ gây chèn ép các bộ phận khác trong đường ruột, có thể dẫn đến bán tắc ruột hoặc bán tắc hoàn toàn ở ruột, khi đó người bệnh dễ bị đau bụng dữ dội do tắc ruột.
- Triệu chứng toàn thân: Những người bị mắc polyp hậu môn thường có triệu chứng toàn thân chẳng hạn: Sốt, nôn, thiếu máu, chân tay mệt mỏi, suy nhược cơ thể…
Nguyên nhân gây polyp hậu môn
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Nội soi dạ dày có phải uống thuốc xổ không?
Polyp hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Nhân tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ mắc polyp hậu môn thì con cái cũng có khả năng mắc bệnh này. Gen đột biến có khả năng di truyền sang đời sau, tỉ lệ di truyền là bình đẳng, không phân biệt giới tính.
- Do thói quen ăn uống: Khi ăn nhiều thực phẩm có tính axit, axit cholic kết hợp với nhau cũng là nguyên nhân dẫn đến polyp hậu môn tính u tuyến.
- Do những tổn thương bên ngoài hậu môn: Những tổn thương bên ngoài hậu môn như apxe hậu môn làm mủ và vi khuẩn di chuyển vào trong, gây nên viêm nhiễm tạo thành Polyp hậu môn.
- Nguyên nhân khác như: Tắc tĩnh mạch hậu môn dẫn đến các hiện tượng chẳng hạn như thiếu máu, không tổ chức dinh dưỡng được gây polyp. Cong, hẹp ống hậu môn cũng làm viêm nhiễm dẫn đến polyp.
Điều trị polyp hậu môn như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Nuốt vướng cổ: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau:
Điều trị nội khoa
- Chỉ định hiệu quả với trường hợp mắc polyp nhẹ, ít polyp và không quá to.
- Sử dụng các loại thuốc đặc trị, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, làm tiêu khối polyp.
- Việc dùng thuốc, liều lượng điều trị phải được bác sĩ kê đơn, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị ngoại khoa
Áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, các khối polyp quá nhiều và lớn, đòi hỏi phải có sự can thiệp tiểu phẫu nhằm loại bỏ polyp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.