Ung thư trực tràng có mấy giai đoạn? Phương pháp điều trị bệnh như thế nào và tỷ lệ sống ra sao… là những câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu. Mời độc giả tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh ung thư trực tràng.
Bạn đang đọc: Ung thư trực tràng có mấy giai đoạn?
Trực tràng là đoạn gần cuối của ống tiêu hóa, đoạn nối giữa điểm cuối của đại tràng và hậu môn. Ung thư trực tràng là bệnh nguy hiểm với các triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường ở hậu môn – trực tràng như bệnh trĩ, viêm loét, nứt hậu môn… Vì thế mà nhiều người không phát hiện và điều trị sớm bệnh.
Ung thư trực tràng có mấy giai đoạn?
Ung thư trực tràng được chia làm 4 giai đoạn. Tùy thuốc vào từng giai đoạn bệnh cụ thể sẽ có các triệu chứng khác nhau.
Giai đoạn I
Giai đoạn này tế bào ung thư còn khu trú tại chỗ ở niêm mạc trực tràng, chưa phát triển và xâm lấn ra ngoài thành trực tràng. Người bệnh giai đoạn này không có triệu chứng cảnh báo bệnh cụ thể. Có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu ở đường tiêu hóa thông thường như thay đổi thói quen đại tiện, ăn kém…
Giai đoạn II
Tế bào ung thư phát triển xuyên qua lớp cơ vào lớp thanh mạc của trực tràng nhưng không lan sang các mô lân cận hoặc các hạch bạch huyết. Các triệu chứng giai đoạn này bắt đầu rõ ràng hơn, người bệnh bị táo bón kéo dài, đi ngoài phân có lẫn máu hoặc bắt đầu thấy đau ở hậu môn…
Giai đoạn III
Tế bào ung thư đã phát triển qua niêm mạc trực tràng và lan ra nhiều hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận, chưa di căn xa. Các dấu hiệu bệnh rõ ràng hơn, người bệnh cảm nhận rõ rệt cơn đau ở hậu môn, đi ngoài phân mỏng, hẹp và có thể sờ thấy khối u.
Giai đoạn IV
Tế bào ung thư đã phát triển qua các thành trực tràng và xâm lấn đến các cơ quan xa trong cơ thể như gan hoặc phổi, não, xương… Ngoài các triệu chứng ở trực tràng, người bệnh ung thư giai đoạn này còn thấy rõ rệt các dấu hiệu bệnh ở những vị trí tế bào ung thư di căn tới như mệt mỏi, đau tức ngực, ho, nhức đầu, đau nhức xương khớp…
Tìm hiểu thêm: Viêm niêm mạc hang vị dạ dày: Triệu chứng và phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị ung thư trực tràng theo từng giai đoạn
Tùy từng giai đoạn cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp. Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng thường được áp dụng gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
- Phẫu thuật: đây là phương pháp điều trị tại chỗ thường được áp dụng cho những trường hợp ung thư trực tràng giai đoạn đầu, khi khối u còn khu trú bên trong trực tràng. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc toàn bộ trực tràng tùy vào kích thước và vị trí của khối u.
- Xạ trị: phương pháp này sử dụng các tia năng lượng cao, chiếu trực tiếp vào vị trí xuất hiện khối u nhằm tiêu diệt chúng. Xạ trị có thể thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u và ngăn chặn chúng phát triển. Xạ trị được sử dụng ở giai đoạn tiến triển của tế bào ung thư hoặc giai đoạn cuối, khi cơ thể không đủ sức khỏe để phẫu thuật.
- Hóa trị: là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất khác nhau để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại trong trực tràng, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển và xâm lấn. Phương pháp này thường được áp dụng ở giai đoạn cuối của bệnh.
>>>>>Xem thêm: Bị tiêu chảy cấp nên chữa thế nào
Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng nêu trên chỉ mang tính chất gợi ý. Người bệnh khi được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng, bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Tỷ lệ sống theo từng giai đoạn của bệnh ung thư trực tràng
Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư trực tràng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh cụ thể. Theo nghiên cứu, tỷ lệ sống của người bệnh sẽ thay đổi như sau:
- Giai đoạn I: 87%
- Giai đoạn II: 49-80%
- Giai đoạn III: 58-84%
- Giai đoạn IV: 12%
Với tất cả các bệnh ung thư nói chung và ung thư trực tràng nói riêng, việc phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn việc phát hiện và chữa trị ở giai đoạn muộn. Chính vì thế, chúng ta cần chủ động tầm soát ung thư trực tràng, phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời.