Trong trường hợp không bị ruột thừa canxi hóa, viêm ruột thừa cấp tính không biến chứng có thể điều trị viêm ruột thừa bằng kháng sinh.
Bạn đang đọc: Điều trị viêm ruột thừa bằng kháng sinh khi nào?
Viêm ruột thừa uống kháng sinh có hiệu quả?
Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of the American Medical Association (JAMA), đa số bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh sau đó không cần mổ.
Các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện trường Đại học Turku, Phần Lan, đã ngẫu nhiên chia 530 bệnh nhân bị viêm ruột thừa thành 2 nhóm: một nửa được mổ cắt ruột thừa, tất cả số này – trừ một bệnh nhân – đều hồi phục tốt.
Một nửa số bệnh nhân được điều trị kháng sinh trong vòng 10 ngày, kết quả cho thấy 73% số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, trong khi đó 27% còn lại được mổ cắt ruột thừa.
Những người được điều trị kháng sinh ngay từ đầu và mổ muộn hơn không bị biến chứng nhiều so với những bệnh nhân được phẫu thuật ngay.
Mổ cắt ruột thừa đã được xem là cách điều trị kinh điển từ hơn một thế kỷ nay. Nhưng điều này có thể thay đổi sau khi các bác sĩ thử nghiệm điều trị viêm ruột thừa bằng kháng sinh.
Điều trị viêm ruột thừa bằng kháng sinh khi nào?
Tìm hiểu thêm: Ợ chua lên cổ thường xuyên: Nguyên nhân và giải pháp điều trị
Điều viêm ruột thừa bằng kháng sinh đã được nhiều bác sĩ ngoại khoa ở Anh áp dụng cho những bệnh nhân bị viêm ruột thừa không phức tạp như ruột thừa canxi hóa, viêm ruột thừa cấp tính không biến chứng vỡ, hoại tử,… Tuy nhiên những trường hợp viêm ruột thừa nặng cần phải điều trị ngoại khoa.
Dấu hiệu nhận biết sớm viêm ruột thừa
Đau bụng
Đau bụng là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo ruột thừa bắt đầu viêm. Đau thường bắt đầu từ rốn, tăng lên sau 6 đến 24 giờ. Cơn đau này lúc đầu hơi âm ỉ, khi bệnh trở nặng người bệnh đau dữ dội mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
Bụng chướng
Bụng chướng cùng với đau dữ dội cũng có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa.
Buồn nôn
Buồn nôn dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhưng nếu buồn nôn đi kèm với nôn và đau bụng và không thấy đỡ, có thể là bạn bị viêm ruột thừa.
>>>>>Xem thêm: Chữa bệnh loét dạ dày
Nôn
Triệu chứng của viêm ruột thừa tương tự với viêm dạ dày do vi-rút. Mặc dù vậy, khi có nôn kèm theo đau bụng vùng hố chậu phải và không giảm dần theo thời gian, đó cũng có thể là viêm ruột thừa.
Táo bón hoặc tiêu chảy
Tương tự với các bệnh rối loạn tiêu hóa, viêm ruột thừa dễ dẫn đến những thay đổi thói quen đại tiện. Có người thì bị tiêu chảy liên tục nhưng cũng có người lại bị táo bón nặng. Bên cạnh đó, người bị viêm ruột thừa còn xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, khó tiểu, tiểu gắt.
Sốt
Sốt là dấu hiệu xuất hiện khá muộn và báo hiệu viêm ruột thừa đã chuyển sang giai đoạn khá nặng. Tuy nhiên, sốt thường không quá cao, thường dao động từ 37,2 – 38,3 độ C.
Co cứng thành bụng
Co cứng thành bụng là một dấu hiệu của viêm ruột thừa khi kết hợp với các dấu hiệu trên. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường xảy ra sau đau bụng và bạn không nên chờ cho tới khi chúng xuất hiện.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết về điều trị viêm ruột thừa bằng kháng sinh, bạn vui lòng liên hệ đến số 1900 55 88 92.