Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu trước khi thực hiện tầm soát ung thư là tầm soát ung thư có cần nhịn ăn không?
Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư có cần nhịn ăn?
Theo các bác sĩ, việc nhịn ăn trong tầm soát ung thư hay không còn phụ thuộc vào loại bệnh mà bạn cần tầm soát. Không phải tất cả các bệnh lý ung thư khi tiến hành tầm soát cũng phải nhịn ăn. Những loại bệnh ung thư cần nhịn ăn để tầm soát gồm các bệnh ở đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, thực quản, đại trực tràng.
Các xét nghiệm cần làm khi tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh lý ung thư. Bệnh hường gặp ở người ngoài 50 nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, dưới 40 tuổi cũng có thể mắc bệnh. Lý do chủ yếu là đại bộ phận người dân chưa có ý thức tầm soát ung thư định kỳ.
Mặt khác, ung thư đường tiêu hóa xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như thói quen ăn uống không khoa học: ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm lên men, ăn ít trái cây và rau xanh; tiền sử gia đình bị ung thư ở đường tiêu hóa; mắc bệnh lý mạn tính… Chính vì thế, việc chủ động tầm soát phát hiện sớm ung thư là rất cần thiết.
Để tầm soát ung thư đường tiêu hóa, bạn cần phải thực hiện các thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như:
- Khám lâm sàng với bác sĩ ung bướu: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám toàn bộ cơ thể, quan sát màu sắc da, đo huyết áp, tim mạch, chiều cao, cân nặng, đồng thời hỏi tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình để có kết luận sơ bộ về tình trạng sức khỏe.
- Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư dạ dày như CA 72-4, CEA, CA 19-9: Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định các chỉ số trong máu. Các bệnh ung thư đường tiêu hóa sẽ làm cho các chỉ số tăng cao. Tuy nhiên đây chưa phải là xét nghiệm giúp kết luận bệnh bởi các chỉ số này cũng tăng cao ở nhiều bệnh lý mạn tính khác. Vì thếnó chỉ là cơ sở để bác sĩ chỉ định các chẩn đoán chuyên sâu.
- Chụp X-quang ngực thẳng: giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở trong lồng ngực
- Siêu âm ổ bụng: giúp phát hiện những bất thường ở bụng
Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày nguyên nhân là gì? Triệu chứng, điều trị
- Nội soi dạ dày – thực quản có test HP: giúp phát hiện bất thường ở dạ dày – thực quản như viêm loét, polyp hoặc ung thư
- Nội soi đại trực tràng: giúp phát hiện bất thường ở đại trực tràng, xác định ung thư.
Tầm soát ung thư có cần nhịn ăn?
Trước khi thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa, bạn cần phải nhịn ăn bởi vì thực hiện nội soi. Thời gian nhịn ăn khoảng 8h trước khi nội soi. Trong thời gian đó, bạn chỉ được uống nước lọc, không được uống nước có màu đỏ hoặc đen vì dễ nhầm với xuất huyết đường tiêu hóa.
Việc nhịn ăn trước khi tiến hành nội soi sẽ giúp thức ăn không bị trào ngược lên cổ họng hoặc trào vào phổi (trong nội soi dạ dày – thực quản). Đồng thời việc nhịn ăn còn có thể giúp bác sĩ quan sát rõ hơn toàn bộ bên trong đường tiêu hóa do không bị thức ăn che lấp.
Ở nội soi đại trực tràng được thực hiện qua đường hậu môn cũng cần phải nhịn ăn và đi đại tiện sạch. Điều này có lợi cho quá trình nội soi, giúp bác sĩ thực hiện ca nội soi nhanh chóng, chính xác.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm hơi thở C13 chẩn đoán vi khuẩn HP dương tính
Lưu ý sau khi nội soi tầm soát ung thư
Hiện nay, nội soi gây mê được nhiều người lựa chọn bởi phương pháp này giúp người bệnh thoải mái hơn, không có cảm giác đau, khó chịu. Thời gian gây mê ngắn với lượng thuốc vừa đủ cho quá trình nội soi nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo sau khi kết thúc dịch vụ.
Sau nội soi, người bệnh cần nghỉ ngơi tại phòng hồi sức tới khi thuốc mê hết tác dụng hoàn toàn. Sau đó có thể ăn nhẹ bằng các thực phẩm như cháo hoặc súp để cơ thể dễ nuốt, dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra người bệnh cần nghỉ ngơi sau khi về nhà, tránh làm việc nặng, không uống rượu bia hoặc ăn những thực phẩm khó tiêu hóa.