Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới, đây là tình trạng viêm mô hoạt dịch ở khớp, kéo dài gây ăn mòn xương, phá hủy sụn và làm mất toàn bộ cấu trúc khớp.
Viêm khớp dạng thấp nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể gây tàn phế vĩnh viễn.
Bạn đang đọc: Hỏi đáp về chứng viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp có thể do nguồn gốc tự miễn. Với tương tác của gen và những nhân tố từ môi trường.
Làm thế nào để nhận biết sớm bệnh viêm khớp dạng thấp?
Viêm khớp dạng thấp có biểu hiện đặc trưng nhất trong các loại viêm bao hoạt dịch, với các biểu hiện như phản ứng viêm cấp tính, phù và hiện tượng thâm nhiễm mô, toàn thâm mệt mỏi khó chịu, sụt cân, sốt, đau cơ,nổi hạc cổ, nách. Viêm khớp dạng thấp có thể gây trầm cảm (40%).
Triệu chứng đau sưng và cứng khớp nặng hơn vào các buổi sáng sau khi không hoạt động, ấn có cảm giác đau nhưng không đỏ vùng da xung quanh.
Tìm hiểu thêm: Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Hình ảnh khớp bình thường và viêm khớp dạng thấp
Ai dễ bị viêm khớp dạng thấp?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý phổ biến gặp, tuy nhiên nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp 3 lần nam, người cao tuổi dễ bị hơn những lứa tuổi khác. Ngoài ra người thường xuyên hút thuốc, cà phê, hay phải tiếp xúc nhiều với silic, người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Vậy yếu tố nào giúp giảm bệnh?
Viêm khớp dạng thấp có thể giảm triệu chứng đaun nhức nếu người bệnh thường xuyên sử dụng trà ấm, bổ sung vitamin D.
Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ, cần tăng cường hoạt động thể chất, thể dục thể thao rèn luyện khớp, chú ý giữ tư thế cân bằng khi đứng hoặc ngồi và đi bộ hàng ngày.
Động tác xoa bóp khu vực khớp đau nhức cũng giúp giảm đau hiệu quả.
Nên nằm trên giường phẳng, để cơ thể nghỉ ngơi thoải mái, ngủ đủ giấc.
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thế nào?
>>>>>Xem thêm: Để thoái hóa khớp không còn là nỗi ám ảnh
Viêm khớp dạng thấp cần khám và điều trị chuyên khoa theo chỉ định của bác sĩ
Không có xét nghiệm cận lâm sàng nào giúp quyết định chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Những thực hiện các xét nghiệm có thể giúp theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh, các xét nghiệm cần thiết gồm:
- Công thức máu
- Xét nghiệm RF
- Xét nghiệm Anti CCP
- Xét nghiệm Anti CCP và RF
- Chụp X quang
Điều trị viêm khớp dạng thấp cần có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời thực hiện lâu dài kiên trì kết hợp với chế độ tập luyện mỗi ngày.
Những phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.