Gãy xương do loãng xương là tình trạng gãy xương do mật độ xương giảm dần. Bởi vì càng có tuổi thì mật độ xương càng giảm, nên người già dễ bị gãy xương do loãng xương hơn người trẻ tuổi. Có nhiều phương pháp điều trị gãy xương do loãng xương ở người già. Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí đứt gãy và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Điều trị gãy xương do loãng xương ở người già
Sau đây là các phương pháp điều trị gãy xương do loãng xương ở người già:
1. Thuốc
Gãy xương do loãng xương sẽ gây ra đau đớn cho người bệnh. Sử dụng thuốc giảm đau có tác dụng giúp bệnh nhân cảm thấy bớt đau, dễ chịu hơn. Mục tiêu điều trị của phương pháp này là giúp làm giảm triệu chứng.
2. Hạn chế hoạt động
Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, nằm tại chỗ, hạn chế hoạt động bất cứ lúc nào có thể.
Tình trạng gãy xương do loãng xương có thể trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh thực hiện một số hoạt động hàng ngày. Do đó tốt nhất người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, nằm tại chỗ, hạn chế hoạt động bất cứ lúc nào có thể.
3. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là một trong các phương pháp điều trị gãy xương do loãng xương ở người già. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ căn cứ vào tình trạng của người bệnh để hướng dẫn những bài tập phù hợp.
4. Nẹp
Tìm hiểu thêm: Khi bị SÁI CHÂN cần phải làm ngay điều này TRÁNH hậu quả đáng tiếc
Nẹp được áp dụng với các vết thương mới kết hợp với nghỉ ngơi.
Nẹp là một lựa chọn điều trị không phẫu thuật cho người bị loãng xương. Nẹp được áp dụng với các vết thương mới kết hợp với nghỉ ngơi.
5. Kỹ thuật tạo hình gù (Kyphoplasty)
Phẫu thuật thường là lựa chọn điều trị cuối cùng cho người cao tuổi bị gãy xương do loãng xương vì e ngại các biến chứng của giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên sự ra đời của kỹ thuật tạo hình gù mang lại một phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn hơn cho người bệnh. Kỹ thuật này được áp dụng cho các trường hợp bị gãy lún cột sống do loãng xương.
Sau khi chích kim vào thân sống, bác sĩ đưa một bóng vào và dùng bơm áp lực cho bóng phình lên để nong thân đốt sống đồng thời tạo khoang trong thân sống. Vị trí nong thân đốt sống nếu được đặt đúng sẽ giúp cho đốt sống phục hồi chiều cao và làm cho cột sống bớt hoặc hết gù. Sau đó bóng được rút ra và một lượng xi măng sinh học tương ứng với thể tích của bóng nong được đưa vào khoang tạo ra bởi bóng nong. Kim được rút ra sau khoảng 20 phút kể từ khi xi măng được pha trộn, vết kim châm được băng lại, không cần may.
6. Kỹ thuật tạo hình đốt sống (Vertebroplasy)
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch nguy hiểm ra sao?
Kỹ thuật tạo hình đốt sống (Vertebroplasy) là một phương pháp phẫu thuật điều trị gãy lún cột sống ít xâm lấn.
Đây cũng là một phương pháp phẫu thuật điều trị gãy lún cột sống ít xâm lấn. Theo đó,người bệnh được gây tê tại chỗ. Sau khi đã xác định được vị trí đốt sống gãy lún cần được tạo hình, bác sĩ sẽ đưa đầu kim vào vị trí thích hợp và dùng bơm đưa xi măng sinh học từ từ vào thân sống. Nếu xi măng có dấu hiệu dò ra ngoài thân đốt sống phải dừng ngay và giảm áp lực trong dụng cụ bơm. Kim được rút ra sau khoảng 20 phút kể từ khi xi măng được pha trộn, vết kim châm được băng lại, không cần may.