Gút là bệnh khớp gây đau đớn nhất cho người bệnh, xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao và kết tủa thành muối urat trong các khớp khi gặp điều kiện xúc tác phù hợp. Mặc dù bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng phổ biến hơn ở nam giới và phụ nữ sau mãn kinh. Các khớp ở bàn chân là khu vực thường xuyên chịu tác động của bệnh gút. Bằng cách nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh gút ở bàn chân, người bệnh sẽ được điều trị kịp thời để giảm bớt các triệu chứng liên quan đến tình trạng này.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu của bệnh gút ở bàn chân
1. Đau khớp dữ dội
Cơn đau do bệnh gút gây ra rất dữ dội, nhiều bệnh nhân còn mô tả cảm thấy các ngón chân như đang bị cháy hoặc có mảnh thủy tinh, kim ở trong khớp.
Gút thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay, cổ tay…Cơn đau do bệnh gút gây ra rất dữ dội, nhiều bệnh nhân còn mô tả cảm thấy các ngón chân như đang bị cháy hoặc có mảnh thủy tinh, kim ở trong khớp. Tình trạng này là do các tinh thể muối urat chà xát vào vùng da xung quanh và xương ở đó. Tránh uống rượu sẽ giúp giảm bớt cường độ xuất hiện của các cơn đau do gút.
2. Đau khớp kéo dài
Khi cơn đau dữ dội đã giảm bớt, người bệnh vẫn cảm thấy khó chịu ở các khớp bị ảnh hưởng trong một thời gian dài.
Khi cơn đau dữ dội đã giảm bớt, người bệnh vẫn cảm thấy khó chịu ở các khớp bị ảnh hưởng trong một thời gian dài, cụ thể là vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần. Cơn đau tiếp theo xuất hiện sẽ gây đau nặng nề hơn cũng như cảm giác khó chịu ở các khớp cũng sẽ kéo dài hơn. Giảm cân là một biện pháp được đánh giá là sẽ rút ngắn được thời gian của các cơn đau do gút, tuy nhiên không thể ngăn chặn được hoàn toàn tình trạng này.
3. Tấy đỏ và sưng
Tìm hiểu thêm: nguyên nhân chủ yếu của đau 2 khớp vai và điều trị
Các khớp ở bàn chân bị gút tấn công sẽ bị sưng lên và tấy đỏ.
Các khớp ở bàn chân bị gút tấn công sẽ bị sưng lên và tấy đỏ. Bởi vì các tinh thể axit uric có thể gây tổn hại cho da và xương, cơ thể sẽ cố gắng ngăn chặn điều này bằng cách cung cấp lớp đệm qua các vùng bị sưng tấy. Để điều trị sưng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm không steroid, NSAIDS hoặc corticosteroid.
4. Khớp ấm nóng
>>>>>Xem thêm: Chữa đau khớp bằng nọc ong cường độ mạnh hơn
Khi phát hiện có các dấu hiệu bệnh gút ở bàn chân, cần nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời
Khi sờ vào vùng bàn chân chịu ảnh hưởng bởi gút, người bệnh sẽ cảm thấy ấm nóng. Tình trạng này là vì lưu lượng máu đến các vùng bị ảnh hưởng đã tăng lên. Cơ thể chống lại sự tích tụ của các tinh thể axit uric bằng cách đưa các tế bào máu trắng tới tấn công lại các vật thể lạ xâm nhập bất thường. Điều này gây ra tình trạng các khớp có bệnh gút trở nên nóng ấm. Tuy nhiên tình trạng đau và nóng ấm ở các khớp bị ảnh hưởng sẽ biến mất sau vài ngày.
Bệnh gút có thể tiến triển đến viêm khớp mạn tính, gây biến dạng khớp, hủy hoại khớp. Một số ít có thể bị sỏi thận hoặc nặng hơn nữa là suy thận. Do đó khi phát hiện có các dấu hiệu nêu trên, cần nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.