Chụp X quang trực tràng khi nào cần thiết?

Chụp X quang trực tràng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường gặp khi thăm khám các bệnh lý đại trực tràng. Tuy nhiên những trường hợp cụ thể nào cần có chỉ định chụp X quang thì nhiều người còn chưa nắm rõ. Để giúp mọi người có thêm kiến thức cần thiết về loại kỹ thuật này, những thông tin sau đây là những giải đáp hữu ích.

Bạn đang đọc: Chụp X quang trực tràng khi nào cần thiết?

Chụp X quang trực tràng khi nào cần thiết?

Chụp X quang trực tràng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường gặp khi thăm khám các bệnh lý đại trực tràng.

Chụp X quang trực tràng là gì?

Phương pháp chụp X quang đại trực tràng có cản quang hiện vẫn được áp dụng ở các khoa chẩn đoán hình ảnh tại nhiều bệnh viện lớn trên thế giới, mang lại cho bệnh nhận hiệu quả chẩn đoán và điều trị chất lượng cao.

Trước khi bước vào tiến hành chụp X quang đại trực tràng, khâu chuẩn bị đúng cách cho bệnh nhân vô cùng quan trọng. Thậm chí việc người bệnh được làm sạch đại tràng cùng với tư thế chụp đúng đóng vai trò quyết định tới chất lượng phim chụp X quang.

>> Mời bạn đọc thêm: Triệu chứng bệnh trực tràng

Thế nào là hình ảnh X quang trực tràng bình thường?

Hình ảnh chụp X quang trực tràng bình thường cho thấy đại tràng là phần cuối cùng của ống tiêu hoá, dài  1,4 m tới 1,8 m, trong đó đoạn trực tràng lại là đoạn dưới cùng của đại tràng. Đại tràng bình thường thể hiện ở các yếu tố:

-Manh tràng và ruột thừa nằm ở hố chậu phải

– Đại tràng lên với vị trí nằm sát dọc thành bụng phải tới mặt dưới gan phải

– Đại tràng ngang có hướng đi quặt ngang sang trái tới lách

– Đại tràng xuống chạy dọc thành bụng trái tới hố chậu trái

– Đại tràng sigma đi tới chậu hông bé

– Trực tràng đứng thẳng giữa trước xương cùng.

Đặc biệt, nếu ở tình trạng bình thường, ổn định, đại tràng có hai chỗ gấp khúc là: góc đại tràng phải hay còn gọi góc gan và góc đại tràng trái hay góc lách. Đại tràng lên và đại tràng xuống tương đối cố định.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đau dạ dày sau sinh

Chụp X quang trực tràng khi nào cần thiết?

Phương pháp chụp X quang trực tràng có cản quang hiện vẫn được áp dụng ở các khoa chẩn đoán hình ảnh tại nhiều bệnh viện lớn trên thế giới

Hai kỹ thuật chủ yếu trong chụp X quang trực tràng

Có hai kỹ thuật chủ yếu trong chụp đại trực tràng thụt baryt là chụp cản quang đơn và cản quang kép, thường được chỉ định trong trường hợp cần chuẩn đoán các vấn đề bất ổn như:

– Các tổn thương niêm mạc

– Tổn thương trong thành đại tràng

– Tổn thương đè ép từ bên ngoài tác động vào.

Trong đó, kỹ thuật chụp cản quang đơn thường được dùng để xác định tình trạng và mức độ:

-Tắc đại tràng

– Rò đại tràng

– Chụp X quang cho người già, bệnh nhân nặng, người yếu sức khỏe.

Còn kỹ thuật chụp cản quang kép thường được áp dụng với mục đích:

– Phát hiện các tổn thương nhỏ (

– Các dạng viêm ruột

– Kiểm tra, đánh giá chi tiết hình ảnh trực tràng.

Chụp X quang trực tràng khi nào cần thiết?

>>>>>Xem thêm: Lưu ý các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày 

Bệnh nhân thường được chỉ định chụp X quang trực tràng trong các trường hợp cần thiết

Chụp X quang trực tràng khi nào cần thiết?

Bệnh nhân thường được chỉ định chụp X quang đại trực tràng trong các trường hợp:

Có biểu hiện rõ ràng của bệnh lý viêm đại tràng, loét đại tràng như tiêu chảy kéo dài, đi ngoài phân sống lẫn máu và chất nhày, ăn không tiêu…

Bệnh nhân bị đi ngoài ra  máu mà không phải do trĩ hoặc  nứt kẽ hậu môn.

Bác sĩ nghi ngờ trong đại tràng bệnh nhân có u lành tính hoặc ác tính.

Người bệnh có biểu hiện mắc các bệnh lý ở đại tràng như phình hoặc teo đại tràng, lao đại tràng, viêm túi thừa…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *