Tiểu buốt và đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra hiện tượng này không phải ai cũng biết.Tiểu buốt và đau bụng dưới là bị làm sao
Bạn đang đọc: Tiểu buốt và đau bụng dưới là bị làm sao?
Nguyên nhân tiểu buốt và đau bụng dưới
– Viêm bàng quang. Người bệnh thường có dấu hiệu tiểu buốt và đau bụng, tiểu nhiều, tiểu dắt… Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể thấy nước tiểu có màu đục và mùi hôi khó chịu.
– Bệnh hẹp niệu đạo. Thông thường, hẹp niệu đạo là hậu quả của việc viêm nhiễm niệu đạo. Sau đó, các tổn thương này tạo thành những sẹo gây hẹp niệu đạo. Khi đó, người bệnh sẽ thấy triệu chứng tiểu buốt và đau bụng dưới, tiểu khó, tiểu ít…
– Sỏi hoặc dị vật đường tiết niệu. Nếu xuất hiện những cơn đau bất thường ở vùng bụng dưới, thắt lưng kèm theo đi tiểu buốt, đôi khi trong nước tiểu có lẫn máu thì rất có thể người bệnh đã bị sỏi hoặc dị vật ở bàng quang, thận hoặc niệu đạo…
– Ung thư bàng quang. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Người bệnh sẽ có những biểu hiện ban đầu như tiểu buốt và đau bụng dưới, tiểu dắt…
– Mắc các bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục, điển hình là bệnh lậu. Ngoài hiện tượng tiểu buốt và đau bụng dưới, người bệnh còn có những dấu hiệu đặc trưng của từng loại bệnh mắc phải.
Trên đây chỉ là một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng tiểu buốt và đau bụng dưới. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tiến hành thăm khám mới có được kết quả chính xác.
Cách xử trí khi bị tiểu buốt và đau bụng dưới
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. Đối với phụ nữ, không được thụt rửa sâu vào trong âm đạo.
– Có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung nhiều chất xơ, các loại hoa quả chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Bổ sung acid folic cho phụ nữ mang thai như thế nào là tốt?
– Uống đủ nước. Mỗi ngày cần uống 1.5 – 2l nước.
– Không nhịn tiểu. Cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Mỗi lần đi tiểu cố gắng thải hết lượng nước tiểu có trong bàng quang.
– Luôn giữ vùng kín khô thoáng. Lau khô vùng kín sau khi tắm rửa rồi mới mặc quần áo.
– Quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su khi quan hệ để không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
– Không quan hệ tình dục khi đang có dấu hiệu của những bệnh về cơ quan sinh dục, vùng kín…
>>>>>Xem thêm: Máu báo thai ra trong mấy ngày?
Ngay khi có dấu hiệu tiểu buốt và đau bụng dưới, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời.
Không nên chủ quan, e ngại, để bệnh kéo dài bởi có thể gây khó khăn cho quá trình xử trí, hoặc gây ra những biến chứng không mong muốn.
Trên đây là một số kiến thức liên quan đến hiện tượng tiểu buốt và đau bụng dưới.
Tin liên quan
- Nguyên nhân đau bụng dưới bên phải ở nam
- Đau bụng dưới và hậu môn
- Đau bụng dưới và đi tiểu nhiều lần
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc