Thoái hóa xương cụt là biểu hiện của thoái hóa cột sống. Đây là bệnh lý thường gặp ở người trung niên và cao tuổi do quá trình lão hóa cột sống xảy ra đồng thời với sự già đi của cơ thể.
Bạn đang đọc: Thoái hóa xương cụt và những điều cần biết
Cột sống gồm 33 – 34 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng. Các đốt sống cùng và cụt được dính liền với nhau tạo thành xương cùng và xương cụt.
Các đốt sống kết nối với nhau bằng dây chằng và được nâng đỡ bởi hệ thống cơ từ xương sọ tới xương chậu. Phía sau cột sống là ống sống, bên trong ống sống chứa tủy và các rễ thần kinh, mạch máu.
Nguyên nhân gây thoái hóa xương cụt
Thoái hóa xương cụt không phải là bệnh mà là tình trạng lão hóa của xương khớp. Tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhiều. Sự thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm bị giòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân gây thoái hóa xương cụt
Khi các dây chằng thoái hóa bị giòn, cứng, giảm độ đàn hồi, phình to ra, chất vôi lắng đọng lại hoặc hóa xương trở nên sần sùi, chèn ép vào các rễ thần kinh gây đau xương cụt.
Thoái hóa còn gây thoát vị đĩa đệm, sinh ra gai cột sống và đau thần kinh tọa.
Triệu chứng thoái hóa xương cụt
Khi bị thoái hóa xương cụt, người bệnh sẽ có triệu chứng đau ở mông hoặc hông. Đau có thể lan xuống háng, hai chân và đầu gối và lan ra nhiều vị trí trên cơ thể.
Bệnh thoái hóa xương cụt gây ảnh hưởng tới sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống khiến người bệnh khó đi lại và hạn chế vận động.
Chính vì thế khi có dấu hiệu đau nhức xương cụt không rõ nguyên nhân, người bệnh cần đi kiểm tra tại các cơ sở y tế, bệnh viện có phòng khám chuyên khoa Cơ xương khớp.
Tìm hiểu thêm: Đau hông bên phải “coi chừng” mắc những bệnh sau
Thoái hóa xương cụt thường gây đau nhức khó chịu ảnh hưởng tới khả năng vận động hàng ngày
Qua thăm khám, tiến hành chụp X quang xương cùng cụt, bác sĩ sẽ giúp xác định tình trạng bệnh. Từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Cách điều trị thoái hóa xương cụt
Thoái hóa xương cụt là một phần tự nhiên của quá trình cơ thể già đi, do đó không cần điều trị nếu bệnh không gây ra triệu chứng.
Nếu bệnh gây đau nhiều ở vùng xương cùng cụt và thắt lưng thì có thể sử dụng các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, chườm ngải cứu, dán cao, thuốc bôi, xoa ngoài…
Hoặc người bệnh có thể điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ như các thuốc giảm đau: acetaminophen, salicylat, diclofenac, các thuốc chống viêm không steroid khác, thuốc bổ sung chất nhầy cho khớp, thuốc dinh dưỡng sụn khớp…
>>>>>Xem thêm: Chữa viêm khớp vai như thế nào?
Bác sĩ phòng khám chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Thu Cúc đang tư vấn điều trị bệnh cho người bệnh
Với những trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật điều trị thoát vị thoái hóa xương cụt nhằm giải phóng chèn ép thần kinh.
Trong quá trình điều trị thoái hóa xương cụt, người bệnh cần chú ý tới chế độ vận động, sinh hoạt hàng ngày. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng. Thực hiện chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, phòng chống loãng xương. Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc, rượu bia….