Đau trực tràng hậu môn không chỉ gây ra những phiền toái khó chịu cho người bệnh mà đó còn có thể dấu hiệu cảnh báo hàng loạt bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm. Vậy đau trực tràng hậu môn có chữa được không? Để giúp bạn đọc trả lời chính xác câu hỏi này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa-Bệnh viện Thu Cúc về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Đau trực tràng hậu môn có chữa được không?
1. Đau trực tràng hậu môn và những điều cần biết
Đau trực tràng hậu môn được xem là biểu hiện của nhiều bệnh lý phức tạp. Các bệnh lý về hậu môn trực tràng gây đau đớn, khiến người bệnh gặp bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Quan trọng hơn nó còn để lại nhiều hệ lụy tới sức khỏe nếu người bệnh không phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị dứt điểm kịp thời.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa bệnh viện Thu Cúc, triệu chứng đau trực tràng hậu môn là biểu hiện thường gặp của một số bệnh lý như:
1.1. Bệnh trĩ
Trĩ là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt hay gặp ở dân văn phòng, những thường xuyên ngồi nhiều một chỗ, ít vận động, phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh nở, người hay mắc chứng táo bón kéo dài, ăn uống không khoa học,…
Có 3 dạng trĩ: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ tổng hợp với các triệu chứng điển hình đó là đại tiện ra máu, đau rát hậu môn, ngứa hậu môn, xuất hiện dị vật ở hậu môn khi đi vệ sinh hay cả khi ngồi nhiều.
1.2. Áp xe hậu môn
Đây là một trong những bệnh viêm nhiễm thường gặp tại hậu môn trực tràng. Tình trạng này khiến các mô xung quanh trực tràng, hậu môn bị sưng tấy và có nhiều ổ mủ gây đau đớn. Mủ vỡ và chảy ra khiến người bệnh vô cùng khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên mất ngủ về đêm, sốt cao.
Nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời người bệnh có thể bị hoại tử hậu môn, viêm nang lông, rò hậu môn… khiến việc đại tiện gặp nhiều khó khăn, đau đớn.
1.3. Rò hậu môn
Rò hậu môn chính là giai đoạn mãn tính của tình trạng áp xe hậu môn không được chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó các tác nhân khác có thể mắc bệnh đó là người bị ung thư bạch huyết, phẫu thuật tiền liệt tuyến, người bị cắt tầng sinh môn do bị trĩ hay trong quá trình sinh nở…
Người bị rò hậu môn thường bị mụn nổi lên gây ngứa ngáy kèm đau đớn ở vùng hậu môn, người bệnh hay xì hơi, chảy mủ ở hậu môn và phân rỉ qua các lỗ rò gây mùi hôi khó chịu.
Người bệnh không được phát hiện và điều trị thích hợp có thể dẫn đến hoại tử hậu môn hay nguy hiểm hơn là biến chứng ung thư trực tràng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
1.4. Polyp hậu môn trực tràng
Polyp hậu môn trực tràng xảy ra khi các lớp niêm mạc trong hậu môn bị tăng sinh quá mức khiến trong hậu môn và đường ruột hình thành nên các khối u lành tình có hình tròn hoặc hình elip.
Tìm hiểu thêm: Bị rối loạn tiêu hóa người bệnh nên điều trị như thế nào?
Người bị polyp trực tràng thường có biểu hiện đại tiện kèm máu tươi và dịch nhầy, đau bụng, mất máu khiến người bệnh dễ bị chóng mặt, ngất xỉu. Các khối polyp phát triển to lên sẽ tách khỏi các cơ và thụt ra ngoài hậu môn khiến người bệnh mất tự tin, lo lắng, khó chịu. Biến chứng nguy hiểm của bệnh đó là ung thư trực tràng.
1.5. Ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn là bệnh lý thường gặp hơn ở đối tượng nam giới trên 60 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh được cho là do quan hệ tình dục đồng tính qua đường hậu môn và do vi rút HPV.
Triệu chứng khi bị bệnh đó là xuất hiện một khối u ở hậu môn, người bệnh bị đau hậu môn và sưng nề, tiết dịch hậu môn, thay đổi thói quen đại tiện…
…
2. Đau trực tràng hậu môn có chữa được không?
Bác sĩ chuyên khoa II-Nguyễn Thị Hằng – Bệnh viện Thu Cúc cho biết: nhờ những tiến bộ của nền y học hiện đại, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, các bệnh lý đau trực tràng hậu môn có thể được chữa trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Một số lưu ý khi mổ thoát vị bẹn bạn nhất định phải biết
Việc điều trị nội khoa hay ngoại khoa phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau trực tràng là gì và tình trạng, giai đoạn bệnh. Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
– Điều trị nội khoa: các loại thuốc thường được dùng là thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Điều trị ngoại khoa: các trường hợp mắc bệnh lý trực tràng hậu môn ở giai đoạn nặng các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để kiểm soát được tình trạng bệnh và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
2 phương pháp tiểu phẫu tiên tiến đang được áp dụng hiện nay tại các bệnh viện lớn đó là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH và HCPT.
Trên đây là những thông tin tham khảo về việc đau trực tràng hậu môn có chữa được không. Mọi thắc mắc cần được giải đáp hoặc nếu có nhu cầu đặt lịch thăm khám các bệnh về tiêu hóa, bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 558 96 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.