Tê buồn chân tay là triệu chứng chân tay cứng đờ mất cảm giác ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Cần tìm hiểu tê buồn chân tay là dấu hiệu của bệnh gì thì mới có thể điều trị hiệu quả.
Bạn đang đọc: Tê buồn chân tay là dấu hiệu bệnh gì?
Tê buồn chân tay là dấu hiệu bệnh gì?
Tê buồn chân tay là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý xương khớp, cơ thể thiếu canxi ,.. cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Tê buồn chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng người bệnh cần được phát hiện sớm. Có thể điểm danh một vài nguyên nhân gây tê buồn chân tay như sau:
Bệnh tiểu đường: Tê tay chân được coi là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2. Mức đường huyết cao của bệnh nhân tiểu đường làm cho hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng.
Thiếu Vitamin: Thiếu hụt các vitamin thiết yếu như vitamin B1, B6, B12, vitamin E gây hại cho hệ thần kinh. Thiếu vitamin có thể gây tê tay, chân đặc biệt là vào mùa lạnh khiến cho các cơ bị yếu và mất cảm giác.
Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng ống cổ tay là do chấn thương ở các dây thần kinh xung quanh cổ tay. Cảm giác tê ở các ngón tay của bàn tay, trừ ngón tay út, là một trong những dấu hiệu quan trọng của hội chứng này.
Tìm hiểu thêm: Từ A đến Z về viêm khớp dạng thấp bạn nên tìm hiểu
Tê buồn chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm.
Mắc các bệnh về xương khớp: Các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống…thường gây chèn ép dây thần kinh phía sau là nguyên nhân khiến tay chân tê bì.
Lời khuyên của các chuyên gia
Tê buồn chân tay rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm vì vậy, ngay khi có triệu chứng này người bệnh cần đến bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám. Theo đó các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh để kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Phát hiện và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ở trẻ em
Thăm khám với bác sĩ cơ xương khớp để sớm phát hiện nguyên nhân gây tê buồn chân tay và điều trị hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường vận động thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Lựa chọn chế độ ăn uống khoa học với những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giảm lượng muối, giảm đường, hạn chế cholesterol, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi và bổ sung đầy đủ các vitamin cho cơ thể.