Trễ kinh 2 tuần do đâu? Tìm hiểu nguyên nhân

Trễ kinh 2 tuần là một hiện tượng khiến nhiều chị em đối diện và lo lắng. Hãy tìm hiểu nguyên nhân qua thông tin mà chúng tôi cung cấp sau đây.

Bạn đang đọc: Trễ kinh 2 tuần do đâu? Tìm hiểu nguyên nhân

Trễ kinh 2 tuần do đâu? Tìm hiểu nguyên nhân

Trễ kinh 2 tuần là một hiện tượng nhiều chị em phụ nữ đối diện và gây tâm lý lo lắng

1. Trễ kinh 2 tuần dấu hiệu của mang thai

Chậm kinh 2 tuần tháng là một dấu hiệu chứng tỏ chị em mang thai. Trường hợp bị chậm kinh, đồng thời xuất hiện các triệu chứng ốm nghén, buồn nôn thì khả năng mang thai là rất cao. Nếu trước đó bạn đã từng quan hệ tình dục, nên kiểm tra sớm xem mình có đang mang thai không, có thể bằng que thử hoặc là xét nghiệm tại cơ sở y tế. Việc phát hiện thai sớm giúp mẹ có cách chăm sóc con yêu tốt nhất.

2. Trễ kinh 2 tuần mà không có thai do đâu?

Nếu trễ kinh 2 tuần nhưng không có thai, bạn nữ lúc này cần nghĩ đến những nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý hoặc bệnh lý

2.1. Chậm kinh do yếu tố tâm lý

Khoa học chứng minh rằng tâm lý ảnh hưởng lớn đến hormone nội tiết tố nữ giới – yếu tố quyết định hoạt động kinh nguyệt. Hormone nội tiết tố trong cơ thể bạn nữ thông thường sẽ dao động phù hợp trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên khi tâm trạng lo lắng, căng thẳng hay bất ổn vùng đồi dưới hoạt động kém hiệu quả, ức chế hoạt động của nội tiết tố nữ. Điều này sẽ không xảy ra hiện tượng phóng noãn, ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt và khiến chị em chậm kinh nguyệt.

2.2. Trễ kinh 2 tuần do bệnh lý

Tìm hiểu thêm: Khám thai tuần 22 tại Bệnh viện Thu Cúc

Trễ kinh 2 tuần do đâu? Tìm hiểu nguyên nhân

>>>>>Xem thêm: Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết

Trễ kinh 2 tuần cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, cần thăm khám, chẩn đoán và xử trí thích hợp

Chậm kinh 2 tuần cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như bệnh về máu, giảm tiểu cầu… thường gặp là các bệnh phụ khoa, cụ thể:

  • Bệnh về buồng trứng: Buồng trứng chính là cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiện tượng kinh nguyệt. Sự bất thường ở buồng trứng như suy buồng trứng, đa nang buồng trứng, viêm buồng trứng… có thể gây hiện tượng chậm kinh.
  • Bệnh về tử cung và cổ tử cung: Bất thường hoặc viêm nhiễm ở tử cung, cổ tử cung ảnh hưởng đến hiện tượng kinh nguyệt trực tiếp hoặc gián tiếp. Có thể kể đến như dính buồng tử cung, dị hình tử cung, viêm cổ tử cung, phì đại cổ tử cung, viêm lộ tuyến, u xơ tử cung,  polyp tử cung…
  • Một số hiện tượng khác tại ống dẫn trứng như tắc ống dẫn trứng cũng có thể gây trễ kinh nguyệt.

2.3. Một số nguyên nhân khác

  • Sinh hoạt không điều độ, ăn uống không đầy đủ, ngủ không đủ giấc khiến cơ thể thiếu dưỡng chất cần thiết, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
  • Tăng giảm cân đột ngột ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể khiến kinh nguyệt có thể đến trễ.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây chậm kinh.

3. Xử trí khi bị trễ kinh 2 tuần

Nếu đã từng quan hệ, cần thử thai bằng que tại nhà hoặc xét nghiệm tại các cơ sở y tế xem có thai hay không. Nếu không có thai, thì có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đối với sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.Vì thế nên chú ý đi khám để tìm nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời. Lúc đi khám, bạn cũng cần cung cấp thông tin chính xác nhất tình trạng của mình để bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *