Viêm gan B lây qua đường nào?

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn cao, chiếm khoảng 15 – 20%. Hiểu rõ được viêm gan B lây qua đường nào sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phòng ngừa bệnh.

Bạn đang đọc: Viêm gan B lây qua đường nào?

1. Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Viêm gan B lây qua đường nào?

Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con

Nhiều người quan tâm: viêm gan b có chữa khỏi không?

Viêm gan B là bệnh do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Đây là bệnh có thể lây nhiễm qua 3 con đường là máu, quan hệ tình dục và mẹ sang con. Trong đó, truyền máu đường máu là đường lây nhiễm phổ biến nhất.

  • Đường máu: người bệnh có thể lây sang người khỏe mạnh qua đường truyền máu, dùng chung dụng cụ có khả năng vấy máu từ người bệnh như rao cạo râu, bàn chải đánh răng… Các vết trầy xước, dụng cụ xăm mắt, xăm người không được khử trùng đảm bảo cũng có thể là nguồn lây nhiễm bệnh cho người khỏe mạnh
  • Quan hệ tình dục: quan hệ tình dục đồng giới hay khác giới đều có nguy cơ truyền bệnh viêm gan B
  • Mẹ sang con: phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tỷ lệ thuận với thời gian thai kì. Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì, tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 1%, 3 tháng giữa thai kì tỷ lệ truyền bệnh là khoảng 10% và ở 3 tháng cuối thai kì, tỷ lệ truyền nhiễm là cao nhất, khoảng 60 – 70%. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu sau sinh không có biện pháp bảo vệ. Có đến khoảng 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

2. Phòng tránh viêm gan B như thế nào?

  • Quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm viêm gan B qua đường quan hệ tình dục. Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể tránh được 99% nguy cơ lây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Cho con bú khi mang thai có nguy hiểm không

Viêm gan B lây qua đường nào?

>>>>>Xem thêm: Mang nặng nhưng đẻ không đau là có thật

Tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ có thể giảm nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con

  • Phòng tránh lây từ mẹ sang con: mẹ bị nhiễm viêm gan B cần phải điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai và tiêm phòng đầy đủ cho trẻ ngay sau khi sinh. Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh.
  • Không dùng chung bàn chải đánh răng, rao cạo râu, không xăm hình ở những cơ sở không uy tín, dụng cụ xăm không đảm bảo…

Viêm gan B thường không có biểu hiện rõ ràng, bệnh thường tiến triển âm thầm, chỉ một ít trường hợp biểu hiện viêm gan siêu vi cấp với các triệu chứng như đau mỏi toàn thân, da vàng, nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, chán ăn… Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, những người bị nhiễm vi rút viêm gan B rất dễ chuyển thành viêm gan mạn tính, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *