Xét nghiệm CA 125 là gì? Khi nào nên làm xét nghiệm CA 125… là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về xét nghiệm này.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm CA 125 là gì?
1. Xét nghiệm CA 125 là gì?
CA 125 là một protein được gọi là chất chỉ điểm ung thư. Chất này thường được tìm thấy qua xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể căn cứ vào chỉ số CA 125 và đánh giá tình trạng sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư dạ dày
>>>>>Xem thêm: Tử cung có nhân xơ gây nguy hiểm như thế nào?
Xét nghiệm CA 125 là một chất chỉ điểm ung thư buồng trứng
Theo nghiên cứu, CA125 tăng lên ở hơn 80% phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Chất chỉ điểm khối u này có độ nhạy và đặc hiệu cao đối với bệnh ung thư buồng trứng do đó mà nhiều trường hợp được phát hiện sớm, tăng cơ hội điều trị thành công.
2. Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm CA 125?
Xét nghiệm CA 125 được chỉ định thực hiện trong các trường hợp:
- Nghi ngờ mắc ung thư buồng trứng: CA 125 được dùng để chẩn đoán ung thư buồng trứng cùng với một số các dấu ấn ung thư khác như CEA, CA 19-9, AFP
- Tầm soát ung thư buồng trứng nếu bạn có nguy cơ cao: Nếu ban có tiền sử gia đình ung thư buồng trứng hay bạn có đột biến gen BCRA1 hay BCRA 2, bác sĩ có thể khuyên người bệnh thực hiện xét nghiệm CA 125 như là một cách để tầm soát ung thư buồng trứng.
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư dạ dày
>>>>>Xem thêm: Tử cung có nhân xơ gây nguy hiểm như thế nào?
Khi nghi ngờ mắc ung thư buồng trứng hoặc cần tầm soát ung thư buồng trứng, người bệnh nên làm xét nghiệm CA 125
- Để theo dõi điều trị: Nếu bạn có ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư phúc mạc hay ống dẫn trứng, bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện xét nghiệm CA 125 để theo dõi tình trạng bệnh và quá trình điều trị bệnh.
- Theo dõi sự tái phát: Sự tăng lên của CA 125 có thể cảnh báo ung thư buồng trứng đã tái phát sau điều trị.
3. Yếu tố khiến CA 125 tăng cao
Theo các bác sĩ, chỉ số CA 125 trong máu không có giá trị tuyệt đối, cũng có nhiều trường hợp chỉ số này tăng cao bất thường không phải do ung thư buồng trứng:
- Ba tháng đầu của thai kỳ và chu kỳ kinh nguyệt có thể gây tăng nhẹ nồng độ CA 125.
- Bệnh nhân bị bệnh màng bụng lành tính (ví dụ, xơ gan, viêm màng dạ con) cũng làm tăng CA 125
- Mắc một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu
- Hút thuốc lá
- Bệnh nhân đã phẫu thuật bụng cũng khiến chỉ số CA 125 cao kéo dài khoảng 3 tuần sau khi phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư dạ dày
>>>>>Xem thêm: Tử cung có nhân xơ gây nguy hiểm như thế nào?
Tới bệnh viện, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm cụ thể nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe
Chính vì thế để chẩn đoán chính xác bạn có mắc ung thư buồng trứng hay không, ngoài việc làm xét nghiệm CA 125, bạn cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu khác như siêu âm, chụp X-quang, chụp CT/ MRI… theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Hiện tại bệnh viện đã xây dựng nhiều gói khám tầm soát ung thư, phù hợp với mọi đối tượng. Xem chi tiết gói khám Tại đây.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.