Khám nội tiết bao gồm những gì?

Khi có nhu cầu đi khám nội tiết, chị em thường băn khoăn không biết khám nội tiết bao gồm những gì? Khi đã tìm hiểu từng bước khám, danh mục khám sẽ giúp chị em chủ động hơn, thực hiện đầy đủ để có kết quả chính xác nhất.

Bạn đang đọc: Khám nội tiết bao gồm những gì?

Khám nội tiết bao gồm những gì?

Khi có nhu cầu đi khám nội tiết, chị em thường băn khoăn không biết khám nội tiết bao gồm những gì.

Khám nội tiết bao gồm những gì?

Khám nội tiết thường sẽ bao gồm những bước sau:

  • Bước 1: Bác sĩ hỏi tình trạng bệnh và các vấn đề liên quan đến lý do người bệnh đi khám, có gặp triệu chứng gì không…
  • Bước 2: Xem các biểu hiện bên ngoài cơ thể
  • Bước 3: Thực hiện các xét nghiệm nội tiết tố: Đây là một loại xét nghiệm máu – khâu quan trọng nhất trong khám nội tiết mục đích là khảo sát tình trạng hoạt động của buồng trứng, cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng. Thêm vào đó, đây còn là xét nghiệm được dùng theo dõi sự phát triển nang noãn, sự rụng trứng trong chu kỳ khảo sát.

Tìm hiểu thêm: U xơ tử cung có di truyền không?

Khám nội tiết bao gồm những gì?

Xét nghiệm máu khâu quan trọng nhất trong khám nội tiết.

Xét nghiệm nội tiết tố rất cần thiết trong chẩn đoán, điều trị vô sinh nữ giới.

  • Bước 4: Bác sĩ đọc kết quả, chẩn đoán bệnh, chỉ định cách điều trị phù hợp.

Các xét nghiệm nội tiết tố cần thiết

  • GnRH: Là hormone được tiết ra từ các neuron vùng dưới đồi, kích hoạt và tăng cường sự phát triển của tế bào trứng, sự rụng trứng cũng như hình thành thể vàng.
  • FSH: Tiết ra từ tuyến yên kích thích nang noãn phát triển. Việc định lượng FSH tiến hành khi có nghi ngờ rối loạn về nội tiết, suy buồng trứng nguyên phát, suy buồng trứng sớm, suy tuyến yên.
  • LH: Tạo ra từ tuyến yên dưới sự điều khiển GnRH vùng dưới đồi.
  • Estradiol: Tạo ra từ buồng trứng và nhau thai. Nồng độ E2 thấp nhất lúc có kinh, trong pha nang noãn sớm, sau đó sẽ tăng lên trong pha nang noãn muộn.
  • Progetsteron: Là hormone do hoàng thể tiết ra sau khi phóng noãn xảy ra. Mục đích là đo Progesterone là xác định có phóng noãn hay không.
  • Testosteron: Góp phần tạo các đặc tính sinh dục thứ phát.
  • Prolactin: Được làm khi thấy có dấu hiệu chảy sữa ở ngực, làm vào bất kỳ thời điểm nào của vòng kinh. Prolactin cao trong trường hợp mang thai, có sự kích thích vú, stress, rối loạn chuyển hóa progesterone, estrogen, androgen, dùng thuốc gây nghiện heroin, dùng thuốc an thần…

KHi nào nên thực hiện xét nghiệm nội tiết?

Với những trường hợp sau đây nên thực hiện xét nghiệm nội tiết:

– Bạn nữ bị vô kinh: cả vô kinh tiên phát và vô kinh thứ phát.

– Bạn nữ có chu kinh không đều hoặc thường kéo dài trên 35 ngày.

– Phụ nữ muốn có thai ở tuổi trên 35.

– Trường hợp làm thụ tinh ống nghiệm, cho trứng, xin trứng.

– Những bạn nữ đã điều trị vô sinh có kích thích buồng trứng nhiều lần, cần xét nghiệm xem buồng trứng còn hoạt động tốt không.

– Định lượng FSH, LH, E2 , Testosterone: Được thực hiện với những chị em béo phì, rậm lông, tăng cân, chu kỳ kinh kéo dài, vô kinh.

– Định lượng Prolactin máu cần thực hiện khi có tình trạng ngực tiết sữa không bình thường.

Khám nội tiết bao gồm những gì?

>>>>>Xem thêm: Một ca sinh mổ mất bao lâu? và diễn ra như thế nào?

Cần thực hiện khám nội tiết tại cơ sở y tế đảm bảo quy trình khoa học, an toàn, đúng chuẩn.

Khám nội tiết bao gồm những gì? Cần khám khi nào? Qua chia sẻ trên chắc chắn bạn nữ đã được cung cấp thông tin hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc Tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *