Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolytica hoặc do vi khuẩn Shigella gây ra. Bệnh cần được điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bạn đang đọc: Bệnh kiết lỵ nguyên nhân và triệu chứng
1. Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ
Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi vệ sinh không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm vi khuẩn shigella.
Trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng… Ruồi nhặng cũng là một trong những trung gian truyền bệnh, dẫn đến bệnh kiết lỵ ở người.
2. Triệu chứng thường gặp
Khi mắc bệnh kiết lỵ người bệnh thường có những triệu chứng như:
2.1. Rối loạn đại tiện
Người bệnh thường đi đại tiện rất nhiều lần, mỗi lần ra rất ít phân, thậm chí không có phân, rất khó đại tiện, đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.
Một dấu hiệu điển hình nữa là nhận biết về tính chất khác thường của phân. Phân rất ít, dạng lỏng lẫn với chất nhầy niêm dịch, xuất hiện máu tươi, máu lẫn niêm dịch, bọt và hơi; đôi khi chỉ có máu và niêm dịch không có phân.
2.2. Đau bụng gây cảm giác mót rặn
Mỗi lần đi đại tiện người bệnh thường thấy đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng, đặc biệt là vùng đại tràng, sigma và trực tràng, kèm theo cảm giác đau có phản xạ mót rặn, đau buốt. Sau khi đại tiện thì đau và mót rặn hết, trong một ngày có rất nhiều cơn, dẫn đến đại tiện nhiều lần.
Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày ăn gì cho đỡ?
2.3. Sốt
Người bệnh bị kiết lỵ sẽ bị sốt 38 – 39 độ C, rét run, nhức đầu, người mệt mỏi, đau lưng, đau khớp. Riêng ở trẻ em có thể gặp cơn co giật, chán ăn, khát nước, cảm giác đắng miệng, buồn nôn hoặc nôn.
2.4. Các triệu chứng khác của bệnh kiết lỵ
Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng như:
+ Triệu chứng tiêu hoá: tuỳ theo từng nguyên nhân, người bệnh có thể có những dấu hiệu như nôn, sôi bụng, bán tắc ruột…
+ Triệu chứng toàn thân: tuỳ từng nguyên nhân, có thể có dấu hiệu, nhiễm khuẩn, suy mòn…
+ Mất nước. Nếu tình trạng này kéo dài không được điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng.
3. Hậu quả khi không điều trị bệnh kịp thời
Bệnh kiết lỵ là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh khi vừa mới tiếp xúc. Không chỉ vậy, khi không được điều trị đúng cách kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng sau:
– Viêm khớp do nhiễm trùng: Có thể gặp ở khoảng 2% người bệnh với những triệu chứng như đau khớp, tiểu buốt, kích ứng mắt. Biến chứng này có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
– Nhiễm khuẩn huyết: Đây là biến chứng hiếm gặp và có tỷ lệ nhiễm cao hơn ở những người hệ miễn dịch kém, nhiễm HIV, bị ung thư,…
– Co giật: Thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ bị co giật toàn thân và sẽ tự khỏi khi bệnh kiết lỵ được điều trị.
– Tăng urê huyết tán huyết (HUS) do hoạt động của vi khuẩn Shigella, S. dysenteriae. Vi khuẩn tạo ra một độc tố làm phá hủy các tế bào hồng cầu và ngăn chặn các tế bào hồng cầu xâm nhập vào thận. Từ đó gây thiếu máu, suy thận, giảm số lượng tiểu cầu. Đây được xem là loại biến chứng cực đoan nguy hiểm của bệnh kiết lỵ.
– Mất nước: Nôn mửa, tiêu chảy khiến cơ thể mất nước. Như đã nói ở trên, tình trạng mất nước kéo dài có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
4. Điều trị và phòng bệnh
4.1. Điều trị bệnh kiết lỵ
Điều quan trọng cần lưu ý dành cho người bệnh khi nghi ngờ các triệu chứng kiết lỵ cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán kết luận bệnh chính xác. Khi đã có kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị dựa theo tình trạng bệnh cụ thể:
– Kiết lỵ nhẹ: Sẽ được điều trị bằng uống nhiều chất lỏng, bù điện giải, nghỉ ngơi kết hợp thuốc không kê đơn ví dụ như bismuth subsalicylate để giảm các triệu chứng.
– Kiết lỵ nặng: Sẽ được điều trị bằng kháng sinh và những yêu cầu cụ thể khác.
Như đã nói ở trên, bị kiết lỵ khi không được điều trị đúng cách kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh không tự ý mua thuốc hay tự điều trị tại nhà mà cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ.
4.2. Phòng bệnh hiệu quả
Phòng bệnh kiết lỵ hiệu quả khi ngăn ngừa nguy cơ lây truyền của vi khuẩn shigellosis. Vi khuẩn shigellosis sẽ được kiểm soát tốt từ các biện pháp vệ sinh tốt, và chế độ ăn uống đảm bảo yêu cầu hợp vệ sinh. Cụ thể như sau:
>>>>>Xem thêm: Nội soi đại tràng gây mê
– Rửa tay kỹ càng, đúng cách và thường xuyên;
– Cẩn thận mỗi khi thay tã cho em bé đang bị bệnh;
– Không nuốt nước khi bơi;
– Tránh những đồ uống cùng với đá viên, đồ uống đóng chai có ga,…
– Đồ ăn được chế biến sạch sẽ và được nấu chín;
– Chọn nguồn thực phẩm rõ nguồn gốc, đúng hạn sử dụng và không có dấu hiệu hỏng hay mốc hay biến đổi về màu sắc, mùi vị;
– Ăn trái cây cần được gọt sạch vỏ;
– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống nhất là khu vực sinh hoạt và ăn uống.
Hiểu về nguyên nhân và triệu chứng bệnh kiết lỵ sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc nhận biết bệnh và lên phương án xử lý đúng cách. Trên hết, mỗi người cần xây dựng nếp sống lành mạnh, sạch sẽ, ăn uống khoa học để phòng bệnh hiệu quả.