Thai 24 tuần có sự phát triển lớn nhất là về bộ não và cá tính. Giai đoạn này mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.
Bạn đang đọc: Thai 24 tuần có những thay đổi gì?
1. Sự phát triển của thai 24 tuần
Khi thai 24 tuần, bé đã nặng khoảng 680g và có chiều dài cơ thể khoảng 34 cm. Cơ thể của thai nhi trong tuần này cũng bắt đầu tích mỡ, điều này khiến làn da không còn nhăn nheo nữa và trở nên căng hơn.
Tóc của bé trong tuần này cũng đã mọc nhiều hơn, qua việc siêu âm, thậm chí mẹ và bác sĩ có thể nhìn thấy được dạng và màu sắc của tóc thai nhi.
Sự phát triển đáng nhắc đến nhất khi thai 24 tuần đó là sự phát triển của bộ não. Có thể nói, lúc này bộ não của thai nhi đã trở nên tinh vi và phức tạp hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, cá tính của bé cũng sẽ được bắt đầu hình thành từ tuần này. Các giác quan của bé trở nên phát triển mạnh mẽ, con ngươi đã bắt đầu xuất hiện màu sắc nhưng sắc tố vẫn chưa được hình thành.
Khi thai 24 tuần cũng là lúc phổi phát triển và chia nhánh rõ ràng, các mạch máu trên phổi từ đó cũng phân nhánh theo để chuẩn bị cho quá trình hô hấp sau khi chào đời.
2. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 24 tuần
Về hình dáng tử cung của mẹ bầu khi mang thai 24 tuần, dường như không có sự thay đổi nào quá lớn. Tuy nhiên, phía bên ngoài của tử cung đã có những sự thay đổi rõ rệt. Mẹ bầu có thể nhận thấy điều này khi quan sát bằng mắt thường.
Ở giai đoạn này, mẹ bầu cũng cảm thấy thường xuyên buồn tiểu hơn. Mẹ bầu đi tiểu ngay khi có nhu cầu, việc nhịn tiểu có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu xét nghiệm máu có phải nhịn ăn không?
Khi mang thai 24 tuần, mẹ bầu cần tập trung bổ sung các loại vitamin A, D… đặc biệt là canxi. Những chất này giúp cân bằng dinh dưỡng cũng như hỗ trợ quá trình bộ xương cho bé.
Mẹ bầu cũng nên uống đủ nước mỗi ngày, ngoài ra, các loại nước ép trái cây cũng rất tốt cho sức khỏe mà mẹ bầu nên đưa vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy nặng nề và mệt mỏi hơn khi mang thai 24 tuần bởi thai nhi đang dần lớn lên khiến bụng bầu tăng hơn về kích thước, áp lực lên bàng quang và tử cung cũng trở nên nặng nề hơn.
>>>>>Xem thêm: Khám xóa mở cổ tử cung
Ngoài ra, trong giai đoạn này, mẹ bầu còn có thể bị chảy máu chân răng. Nguyên nhân là do hormone thai kì làm cho phần lợi của mẹ bầu dễ sưng tấy, viêm nhiễm, từ đó dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng, nhất là khi vệ sinh răng miệng.
Mẹ bầu cần thăm khám thai định kì. Đặc biệt, giai đoạn này, mẹ bầu cần chú ý kiểm tra huyết áp và tiểu đường bởi đây là những căn bệnh mẹ bầu rất dễ mắc phải khi mang thai 24 tuần.