Sa trực tràng có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để trả lời câu hỏi này hãy cùng chúng tôi gặp gỡ bác sĩ Chuyên khoa II – Chuyên khoa Tiêu hóa – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc để có được câu trả lời chính xác nhất.
Bạn đang đọc: Sa trực tràng có nguy hiểm không?
1. Ai có thể bị sa trực tràng tấn công?
Thời gian gần đây số lượng người bị sa trực tràng ngày càng tăng, bệnh tấn công mọi lứa tuổi, bất cứ ai cũng có thể là “nạn nhân” của căn bệnh này. Những đối tượng thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là phụ nữ đã sinh con, bị rách tầng sinh môn hay những người có tiền sử bị cắt tử cung.
Sa trực tràng là bệnh lý hậu môn trực tràng gây gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Sa trực tràng là tình trạng niêm mạc hay toàn bộ thành trực tràng sa khỏi vị trí ban đầu, bị lộn lại và sa ra khỏi lỗ hậu môn, nằm bên ngoài hậu môn đến mức mà người bệnh có thể nhìn thấy, sờ thấy và cảm nhận được, đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện. Sa trực tràng có 2 loại là: sa trực tràng toàn phần và sa trực tràng một phần.
2. Sa trực tràng có biểu hiện gì?
- Đau hậu môn, đau hơn khi đi đại tiện
- Đại tiện kèm theo máu và chất nhầy
- Có khối sa ở hậu môn, ban đầu khối sa nhỏ chỉ xuất hiện mỗi khi đi đại tiện và có thể tự co lại được, khi bệnh càng nặng khối sa càng to và không tự co lên được mà phải dùng tay đẩy vào.
- Cảm thấy khó đi đại tiện vì khối sa lớn chiếm hết lòng ống hậu môn
- Người bệnh bị mệt mỏi, ngứa và khó chịu
3. Sa trực tràng có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Hằng, sa trực tràng là bệnh nguy hiểm vì nếu không được điều trị kịp thời thì ngoài những triệu chứng gây khó chịu, phiền toái cho người bệnh như trên, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Viêm loét trực tràng: Khối sa không tự thụt vào được nên virus, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và tấn công hậu môn, gây ra tình trạng viêm, sưng, đau…
Chảy máu: niêm mạc ruột bị tổn thương khiến người bệnh bị chảy máu khi đi đại tiện, lâu dần gây ra tình trạng thiếu máu
Thắt nghẹt: sa trực tràng có thể gây tắc nghẽn ở ống hậu môn do trực tràng sa xuống hậu môn nhưng không co lên được
Tắc ruột: Có thể xảy ra khi ruột non cùng rơi xuống theo trực tràng.
Tìm hiểu thêm: Ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu
>>>>>Xem thêm: Đau thượng vị có ảnh hưởng gì không?
Vỡ trực tràng: trực tràng bị lòi ra ngoài nên khi có tác động mạnh dễ bị tổn thương và có thể bị vỡ.
Sa tử cung/sa âm đạo: là tình trạng hay gặp ở nbững trường hợp nữ giới bị sa trực tràng lâu ngày.
4. Làm thế nào để phòng ngừa được bệnh sa trực tràng?
Sa trực tràng mang lại khá nhiều phiền phức cho người bệnh và việc chữa trị cũng mất nhiều thời gian nên việc phòng ngừa bệnh là hết sức cần thiết.
Bác sĩ Hằng khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh hậu môn, mọi người nên có ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân, không nên để xảy ra tình trạng táo bón lâu ngày hay tiêu chảy kèo dài, tránh rặn nhiều, rặn mạnh khi đi đại tiện. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, ăn ít đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ và uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước lọc mỗi ngày.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc có được thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi sa trực tràng có nguy hiểm không. Mọi thắc mắc cần giải đáp thêm về vấn đề này hay có như cầu đặt lịch khám, bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài để được tư vấn cụ thể.