Nhân xơ tuyến giáp hay chính xác hơn là bướu nhân tuyến giáp là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở nữ độ tuổi 36-55. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể nhân xơ tuyến giáp là gì qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nhân xơ tuyến giáp là gì?
Nhân xơ tuyến giáp là gì?
Nhân xơ tuyến giáp hay còn gọi là bướu nhân tuyến giáp hoặc u tuyến giáp, là tình trạng thay đổi cấu trúc, chức năng của tuyến giáp. Biểu hiện của bệnh là vùng trước cổ thường mất cân đối.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về bệnh ung thư tinh hoàn
>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Răng sâu có tẩy trắng được không?
Tham khảo: biểu hiện ung thư tuyến giáp
Bướu nhân tuyến giáp là 1 trong những bệnh lý khá thường gặp, chiếm khoảng 4-7% dân số (phụ nữ nhiều gấp 5 lần nam giới), lứa tuổi được phát hiện nhiều là 36-55.
Có 2 loại bướu nhân tuyến giáp: đơn nhân và đa nhân. Người ta thường chỉ sờ thấy các nhân lớn, nằm gần bề mặt; còn các nhân nhỏ có đường kính dưới 1cm rất khó bị phát hiện khi khám bằng tay, phải nhờ đến siêu âm. Trong một số trường hợp, nhân tuyến giáp lành tính có thể không phát triển hoặc nhỏ đi. Đa số các nhân tuyến giáp lành tính tiến triển rất chậm.
Triệu chứng nhân xơ tuyến giáp?
Đa số các trường hợp mắc bướu nhân tuyến giáp không có triệu chứng gì đặc biệt và chỉ được phát hiện khi nhân đã lớn, nhìn rõ từ bên ngoài, sờ vùng trước cổ có một hoặc nhiều nhân. Đa số các nhân là u nang chứa dịch và ở dạng nằm im, không hoạt động nên bệnh nhân thường không có biểu hiện. Một số trường hợp nhân tuyến giáp lớn có thể gây các triệu chứng:
- Khó nuốt, nuốt vướng, có cảm giác tắc nghẹn
- Khàn tiếng
- Thay đổi giọng nói.
Cách điều trị
Khi nghi ngờ có nhân tuyến giáp, nên đi khám và theo dõi để các bác sĩ xác định những hạt này là lành tính hay là ung thư. Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm sinh hóa, siêu âm tuyến giáp và vùng cổ, xạ hình tuyến giáp, các xét nghiệm khác…
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể. Với những hạt nhân giáp nhỏ và không ảnh hưởng đến sức khỏe hay thẩm mỹ, các bác sĩ thường không điều trị mà chỉ khuyên bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn để cung cấp đủ chất iốt như nấu ăn bằng chất iốt, chế độ ăn cá biển và theo dõi sức khỏe định kỳ.
Đối với những hạt lớn dần ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc nếu để hạt to quá, khi nuốt, thở sẽ bị vướng, có thể phải mổ.