Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Nhiều mẹ bầu khó chịu vì tình trạng nứt đầu nhũ hoa khi mang thai. Nguyên nhân nứt đầu ti trong thai kỳ cũng như cách xử trí sẽ được chúng tôi cung cấp sau đây.

Bạn đang đọc: Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

1. Nguyên nhân nứt đầu nhũ hoa khi mang thai

Tình trạng nứt đầu ti dễ xảy ra với các mẹ bầu. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong thai kỳ gây ra. Thêm vào đó, sự phát triển của các lớp mô, cơ dưới bầu ngực khi mang thai khiến ngực căng giãn gây nứt, và ngứa rất khó chịu.

Đặc biệt là những mẹ bầu có làn da khô, vùng da nhũ hoa bị khô, chàm hoặc viêm thì cũng dễ dẫn đến nứt nẻ da giống như các vị trí khác trên cơ thể.

Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Nhiều mẹ bầu khó chịu vì tình trạng nứt đầu nhũ hoa khi đang mang thai

Làm thế nào khi bị nứt đầu nhũ hoa khi đang mang thai?

Việc chăm sóc làn da vùng ngực là rất cần thiết, đặc biệt trong thai kỳ lại rất cần chú trọng vì liên quan đến vấn đề cho bé bú về sau cũng như tránh được nứt cổ gà sau sinh.

Nếu tình trạng nứt này kéo dài hoặc nứt có kèm sốt thì nên đi khám ngay để tìm nguyên nhân, mức độ tình trạng, từ đó mà có được chỉ định chính xác nhất. Chọn địa chỉ khám uy tín, đội ngũ bác sĩ chuyên môn để được chăm sóc tốt nhất trong thai kỳ.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi sinh mổ – mẹ bầu cần biết

Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Vùng da nhũ hoa bị khô, chàm hoặc viêm thì cũng dễ dẫn đến nứt nẻ da

Bên cạnh đó, trong sinh hoạt hàng ngày để giảm bớt khó chịu ở ngực trong thai kỳ nên thực hiện theo những gợi ý sau:

– Chọn loại áo ngực rộng rãi, thoáng, phù hợp với kích thước ngực của bạn. Chú ý mặc áo ngực có chất liệu cotton thoải mái dễ chịu. Tốt nhất là hạn chế mặc áo lót để núm vú được tiếp xúc với không khí.

– Nên vệ sinh vùng nhũ hoa hàng ngày, loại bỏ những chất khô tiết ra tích tụ trên núm vú, sau đó, thoa một lớp kem dưỡng trị rạn nứt da.

– Dùng bông gòn sạch nhẹ nhàng thoa núm và phần da quầng vú, giúp thúc đẩy cho da núm vú và quầng vú đầy lên, giúp cho núm vú và quầng vú tăng khả năng chịu lực, giảm căng giãn nứt đầu ti.

– Việc thực hiện cần nhẹ nhàng, cẩn thận tránh kích thích đầu vú dẫn đến kích thích co bóp tử cung, gây nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.Khi đang vệ sinh ngực nếu thấy cảm giác căng tức ở bụng dưới từng cơn (do tử cung co bóp) thì cần ngừng ngay.

– Chú ý chế độ ăn uống, bổ sung thêm rau quả giàu vitamin C.

Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về virus HPV

Nếu tình trạng này kéo dài hoặc nứt có kèm sốt thì nên đi khám ngay để tìm nguyên nhân

Nguyên nhân và cách xử trí nứt đầu nhũ hoa trong thai kỳ mà chúng tôi cung cấp hi vọng đã giúp chị em có được chia sẻ hữu ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *