Viêm cơ lan tỏa là bệnh thường gặp ở phụ nữ và khiến cơ thể khó chịu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể lan rộng và gây ra nhiều triệu chứng trầm trọng hơn. Vậy viêm cơ lan tỏa là gì? Làm sao để điều trị bệnh hiệu quả nhất?
Bạn đang đọc: Viêm cơ lan tỏa là gì?
- Nguyên nhân và cách điều trị viêm cơ cốt hóa
- Viêm cơ mu bàn chân
Viêm cơ lan tỏa là gì?
Viêm cơ lan tỏa là tình trạng cơ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn làm tổn thương các liên kết của cơ. Chúng thường xảy ra ở mặt, cổ và tay chân và có tính chất lan tỏa sang các vùng khác của cơ thể.
Viêm cơ lan tỏa là tình trạng thường gặp ở phụ nữ
Triệu chứng của bệnh viêm cơ lan tỏa
Viêm cơ lan tỏa có nhiều dấu hiệu dễ nhận biết:
Biểu hiện tại chỗ
– Đau cơ, viêm cơ, yếu và teo cơ. Làm hạn chế khả năng vận động vùng cơ đó.
– Đỏ da bất thường rồi sưng đau, dần dần trở nên bầm tím.
– Vùng bệnh ngày càng lan rộng và có dấu hiệu rõ ràng của viêm nhiễm do vi khuẩn.
– Ở giai đoạn nghiêm trọng, vùng da và cơ có thể bị hoại tử.
Biểu hiện toàn thân
– Mệt mỏi, ủ rũ kèm theo đau đầu, sốt, lạnh.
Viêm cơ lan tỏa gây mệt mỏi ủ rũ và đau đầu
– Người uể oải, giảm thị lực nhanh chóng.
– Nhiễm khuẩn vào máu.
Nguyên nhân gây viêm cơ lan tỏa
Nguyên nhân gây ra bệnh chính là các vi khuẩn liên cầu và một số vi khuẩn khác xâm nhập vào da, gây ra các tổn thương sâu. Tụ cầu vàng và các vi khuẩn như S. pneumonice, A. hydrophilia.. là những tác nhân thường gặp.
Ngoài ra, một vài tác nhân khác làm tăng khả năng bị nhiễm khuẩn:
– Suy giảm hệ miễn dịch, bị bệnh tiểu đường.
– Các tình trạng bệnh lý viêm nhiễm ngoài da và vết thương hở trên da.
– Sử dụng một số thuốc tiêm tĩnh mạch.
Tìm hiểu thêm: Người bị thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì?
Viêm cơ lan tỏa có thể có liên quan tới thuốc tiêm tĩnh mạch
– Đã có tiền sử mắc chứng viêm mô tế bào
Cách điều trị bệnh viêm cơ lan tỏa
Dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh: penicilin, ceftriaxon, amoxicilin, roxithromycin… và một số thuốc hỗ trợ điều trị như thuốc chống đông…
Bên cạnh đó, nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động với vùng bị viêm nhiễm. Không ăn các thực phẩm cay nóng hoặc có khả năng kích ứng da, dị ứng. Ăn nhiều các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất như rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng.
Đặc biệt, phải giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh vùng da bệnh và cả môi trường sống để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm.
>>>>>Xem thêm: Phình đĩa đệm cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả
Chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã và đang tiến hành thăm khám cho nhiều bệnh nhân và có khả năng chẩn đoán, điều trị hầu hết các bệnh của người lớn và một số bệnh thường gặp của trẻ em. Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các tình trạng bệnh và chữa trị kịp thời.