Giống như tắc ruột ở người lớn, phần lớn số ca tắc ruột ở trẻ em đều là tắc ruột cơ học. Đây là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp. Vậy tắc ruột cơ học ở trẻ em xảy ra do những nguyên nhân gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tắc ruột cơ học ở trẻ em
Tắc ruột gây ra tình trạng ngưng trệ sự lưu thông thức ăn, khiến thức ăn không được tiêu hóa, gây ra hiện tượng đầy hơi, đau bụng, trường bụng, nôn ói …
Nguyên nhân gây tắc ruột cơ học ở trẻ em
Giống như chứng tắc ruột ở người lớn, tắc ruột trẻ em cũng có 2 loại đó là tắc ruột cơ năng và tắc ruột cơ học, trong đó đa số trường hợp được xác định là tắc ruột cơ học.
Tắc ruột cơ học xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Do trẻ bị đẻ non thiếu tháng hoặc do mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai
- Do khuyết tật bẩm sinh, từ khi sinh ra trẻ đã bị chứng bệnh tắc ruột
- Ăn uống không đảm bảo vệ sinh nên khiến ruột bị giun đũa hoành hành gây kết dính ruột và lâu dần khiến ruột bị tắc
- Do khối u ở trong ruột hoặc do trẻ bị táo bón lâu ngày.
- Do trẻ nhai không kĩ, ăn nhanh, ăn phải một số loại hạt cứng hoặc nhiều bã xơ dẫn đến chứng khó tiêu lâu ngày gây tắc ruột như: hồng xiêm, hồng ngâm, cam,ổi…
- Trong một số trường hợp trẻ bị tắc ruột cơ học đó là do sự cản trở cơ học nằm từ góc Treitz hậu môn.
Triệu chứng trẻ bị tắc ruột cơ học
Tắc ruột là bệnh cấp cứu ngoại khoa phổ biến nhưng lại có nhiều triệu chứng giống với các bệnh tiêu hóa thông thường khác nên nếu không có kiến thức, am hiểu về tắc ruột cơ học ở trẻ thì rất dễ nhầm lẫn. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh tắc ruột cơ học ở trẻ đó là:
- Trẻ quấy khóc, khóc nhiều vì bị đau bụng dữ dội
- Trẻ bị nôn ói do đầy hơi chứng bụng
- Trẻ có thể bị sốt
- Trẻ bị táo bón, phân bít lỗ hậu môn không thấy được lỗ hậu môn
- Đối với trẻ đang trong quá trình mọc răng thường có dấu hiệu bụng phình to, táo bón kéo dài, chậm tăng cân
Tắc ruột thường gây ra những biến chứng nguy hiểm như: sút cân và không thể tăng cân dù trẻ ăn rất đầy đủ chất, viêm ruột, thủng ruột, hay viêm phúc mạc, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, khi thấy những triệu chứng nói trên, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán và điều trị viêm ruột mạn tính ở trẻ em
>>>>>Xem thêm: Ung thư hậu môn có chữa được không?
Tùy từng trường hợp, các bác sĩ đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp nhất, có thể điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Ví dụ đối với những trường hợp trẻ bị sẹo, ung thư đường ruột, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Còn với những trường hợp bị tắc nghẽn ruột do bị dính ruột sau phẫu thuật thì trẻ được chỉ định đặt ống thông qua mũi xuống ruột.
Trên đây là những thông tin tham khảo về nguyên nhân tắc ruột cơ học ở trẻ em. Để biết thêm thông tin hoặc cần giải đáp về chứng tắc ruột cũng như đặt lịch khám các bệnh tiêu hóa, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn chi tiết.