Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Biết được những dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong thăm khám và điều trị bệnh sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày hay tá tràng bị sung huyết, có loét gây tình trạng đau dạ dày, tá tràng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do căng thẳng kéo dài, nhiễm vi khuẩn HP, tác dụng phụ của một số loại thuốc, chế độ ăn thiếu khoa học, rượu bia, thuốc lá…
Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Đau bụng
Đau bụng vùng trên rốn và đau dễ lan ra sau lưng là triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng điển hình
Đau là một trong những triệu chứng điển hình ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà mức độ và tính chất cơn đau có thể khác nhau.
Với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, đau thường xảy ra theo từng đợt, kéo dài 2 – 8 tuần. Đau tập trung ở vùng thượng vị có thể lan ra sau lưng, thường xảy ra sau bữa ăn khoảng 30 phút – 2 tiếng.
Với bệnh nhân loét tá tràng, đau thường xảy ra sau khoảng 2 – 4 giờ sau ăn, đau có thể nặng hơn về ban đêm. Đau cũng thường tập trung ở vùng thượng vị và lan ra sau lưng.
Rối loạn tiêu hóa
Ngoài triệu chứng đau điển hình, các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài phân lỏng… cũng rất phổ biến ở những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Buồn nôn, nôn ói ra máu
Sự mất căn bằng trong tiêu hóa dẫn đến chứng buồn nôn. Ở giai đoạn bệnh tiến triển với vết loét lớn có thể xuất hiện chứng nôn ói ra máu rất nguy hiểm.
Ăn không tiêu, bụng ậm ạch
Viêm loét dạ dày tá tràng lâu ngày gây co kéo làm hẹp môn vị khiến bệnh nhân ăn khó tiêu, bụng ậm ạch nhiều khi phải cố nôn mới cảm thấy dễ chịu. Chính vì vậy, những bệnh nhân bị viêm loét thường có cảm giác sợ ăn, ăn không ngon miệng.
Sút cân
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách chữa răng cửa bị sâu nặng
>>>>>Xem thêm: 7 phương pháp điều trị tắc vòi trứng hiệu quả nhất hiện nay
Do ăn uống kém và tiêu hóa khó nên bệnh nhân thường bị sút cân
Do chức năng tiêu hóa không được đảm bảo nên bệnh nhân thường có biểu hiện da xanh, sút cân mặc dù không ăn kiêng.
Thực tế, viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý lành tính nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hay thậm chí là ung thư dạ dày… Nhiều nghiên cứu chỉ ra, tỷ lệ ung thư hóa chiếm khoảng 5 – 10% với thời gian loét kéo dài trên 10 năm.
Điều trị viêm loét dạ dày chủ yếu sử dụng thuốc kết hợp điều chỉnh lối sống khoa học như ăn uống điều độ, đúng giờ, tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài…