Khi có nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ung thư để xác định chính xác tình trạng bệnh. Chẩn đoán kịp thời và điều trị với phác đồ tích cực là điều kiện tiên quyết để điều trị bệnh thành công, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Bạn đang đọc: Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư
Làm xét nghiệm gì để chẩn đoán ung thư?
Ung thư là nỗi sợ hãi của toàn nhân loại khi bệnh không chừa một ai, có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào và đang ngày càng trẻ hóa. Làm gì để chẩn đoán ung thư là thắc mắc của rất nhiều người khi qua thăm khám lâm sàng phát hiện những bất thường nghi ngờ ung thư.
Tùy từng trường hợp cụ thể và qua quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các xét nghiệm chẩn đoán ung thư khác nhau. Một số xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổ biến là:
- Xét nghiệm máu: đây là xét nghiệm định lượng dấu ấn ung thư trong máu và có những giá trị nhất định nếu biết cách sử dụng. Đây cũng là xét nghiệm có giá trị trong đánh giá tình trạng nặng nhẹ, theo dõi điều trị của người bệnh… Một số xét nghiệm định lượng dấu ấn ung thư phổ biến là CA 125 (ung thư buồng trứng), CA 153 (ung thu vú), PSA (ung thư tuyến tiền liệt), AFP (ung thư gan nguyên phát)…
Chụp nhũ ảnh có giá trị chẩn đoán ung thư vú cao
- Chẩn đoán hình ảnh: cho giá trị chẩn đoán ung thư cao, khẳng định những tổn thương nghi ngờ qua thăm khám lâm sàng và phát hiện những tổn thương mới. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm: siêu âm, X quang (phổi, xương, vú…), chụp cắt lớp vi tính, xạ hình xương, xạ hình tuyến giáp, cộng hưởng từ, PET/ CT…
- Sinh thiết: một mô bất thường được loại bỏ qua nội soi hoặc dưới hướng dẫn siêu âm, CT để đem quan sát dưới kính hiển vi, xác định chính xác loại ung thư… Sinh thiết thường được bác sĩ chỉ định sau khi đã xác định được khối u
- Xét nghiệm tủy phát hiện ung thư máu: bác sĩ sẽ tiến hành chọc tủy và đem xét nghiệm để phân loại và xác định các tế bào máu trong tủy.
- Xét nghiệm Pap smear phát hiện những bất thường sớm ở cổ tử cung, ngay ở giai đoạn loạn sản trước khi ung thư hình thành.
- Nọi soi: nội soi là phương pháp khám các hốc tự nhiên và một số nội tạng của cơ thể nhờ phương tiện quang học. Nội soi có giá trị quan trọng trong chẩn đoán ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư phế quản, ung thư bàng quang… Nội soi cũng là phương pháp để bác sĩ tiến hành một số thủ thuật như sinh thiết, cắt polyp, bơm thuốc cản quang để chụp X quang (chụp ngược dòng, chụp phế quản)…
Nên khám chẩn đoán ung thư ở đâu?
Hiện nay, ở Thành phố Hà Nội có nhiều bệnh viện thực hiện khám chẩn đoán ung thư, trong đó có Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Tại đây, với quy trình đặt lịch hẹn nhanh chóng qua tổng đài, người bệnh sẽ không phải chờ đợi lâu để thăm khám, tiết kiệm thời gian và tránh tâm lý chờ đợi mệt mỏi. Bệnh viện cũng trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, phòng Lab xét nghiệm cao cấp… phục vụ tốt nhất cho quá trình khám chẩn đoán, phát hiện ung thư.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Sâu răng có niềng răng được không?
>>>>>Xem thêm: Liệu bạn đã biết quy trình tầm soát ung thư vòm họng
bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ Quốc tế chuyên môn giỏi trực tiếp thăm khám
Bác sĩ thực hiện khám cho người bệnh là đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi của Việt Nam và Quốc tế. Trường hợp bệnh phẩm nghi ngờ có thể được gửi sang Mỹ, Singapore xét nghiệm đảm bảo kết quả chính xác nhất. Nếu không may phát hiện ung thư, bệnh nhân sẽ được tư vấn khám và điều trị trực tiếp với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao từ Singapore đang hợp tác cùng bệnh viện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.