Điều trị polyp dạ dày thế nào?

Hầu hết các polyp dạ dày không trở thành ung thư. Nhưng một số loại có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày trong tương lai. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị polyp dạ dày cụ thể.

Bạn đang đọc: Điều trị polyp dạ dày thế nào?

1. Polyp dạ dày: Nguyên nhân và triệu chứng

Polyp dạ dày là những khối u lồi có hình dạng khác nhau (dạng êlíp hoặc hình tròn), có cuống, đôi khi còn được gọi là khối u.

Điều trị polyp dạ dày thế nào?

Polyp dạ dày là những khối u lồi có hình dạng khác nhau, có cuống trong dạ dày.

Nguyên nhân của polyp dạ dày là do tăng sản các tế bào niêm mạc dạ dày kèm theo là phản ứng viêm mạn tính ở các tế bào lót bên trong dạ dày nhất là ở người bị viêm dạ dày mạn tính. Nguyên nhân của viêm dạ dày mạn tính rất đa dạng, trong đó phải kể đến do vi khuẩn Helicobacter pylori, uống quá nhiều rượu bia, dùng thuốc điều trị bệnh về khớp (corticoid hoặc không steroid), thuốc hạ sốt (aspirin)…

Polyp dạ dày hiếm khi gây ra triệu chứng, nếu có, người bệnh có thể thấy:

  • Đau hoặc đau khi ấn bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Máu trong phân
  • Thiếu máu

Tìm hiểu thêm: Ung thư da có thể gây ra ngứa da không?

Điều trị polyp dạ dày thế nào?

Đau bụng, buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu của polyp dạ dày

2. Điều trị polyp dạ dày

Điều trị polyp dạ dày thế nào phụ thuộc nhiều vào loại polyp, thể trạng bệnh nhân, tiền sử bệnh cá nhân và gia đình người bệnh…

  • Nếu polyp nhỏ không phải là u tuyến (kích thước dưới 10mm): những polyp này có thể không cần điều trị. Chúng thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng và hiếm khi trở thành ung thư. Bác sĩ có thể đề nghị theo dõi định kỳ. Nếu các polyp có xu hướng phát triển và gây ra các triệu chứng có thể được loại bỏ.
  • Nếu polyp lớn (kích thước trên 10mm): những polyp này có thể cần phải được loại bỏ. Hầu hết các polyp dạ dày có thể được loại bỏ trong quá trình nội soi.

Điều trị polyp dạ dày thế nào?

>>>>>Xem thêm: Ung thư gan có lây qua đường ăn uống không?

Những polyp lớn hơn 10mm có thể cần phải được loại bỏ trong quá trình nội soi.

  • Polyp tuyến: những khối u này có thể trở thành ung thư và thường được loại bỏ khi nội soi. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định nội soi định kỳ để theo dõi, phòng ngừa trường hợp tái phát.
  • Điều trị nhiễm H. pylori: nếu bạn bị viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh. Điều trị nhiễm trùng H. pylori có thể làm cho khối u tăng sản biến mất, và cũng có thể ngăn ngừa polyp tái phát.

tham khảo: có nên cắt polyp dạ dày không

Lưu ý: người lớn tuổi mắc polyp dạ dày khi chưa phải điều trị phẫu thuật cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khám bệnh, nhất là kiểm tra bằng nội soi dạ dày. Người bệnh đã được điều trị phẫu thuật polyp dạ dày cần có sự theo dõi của bác sĩ, nghĩa là tái khám bệnh theo định kỳ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *