Gãy xương chân là chấn thương ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đi lại thậm chí thành tật nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, nhiều người đặt ra câu hỏi gãy xương chân bao lâu thì lành và cần phải lưu ý gì khi xương chân bị gãy. Hãy cùng lắng nghe tư vấn của bác sĩ qua bài viết dưới đây để biết thông tin hữu ích nhé!
Bạn đang đọc: Gãy xương chân bao lâu thì lành
Gãy xương chân là chấn thương ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đi lại thậm chí thành tật
Gãy xương chân bao lâu thì lành?
Người lớn gãy xương chân bao lâu thì lành?
Tùy vào tính chất và mức độ xương bị gãy cũng như phương pháp điều trị gãy xương chân mà thời gian hồi phục nhanh hay lâu. Thời gian trung bình để xương chân của người trưởng thành liền lại là khoảng 3 – 4 tháng còn để đi lại được bình thường còn trường hợp bị gãy 2 xương cẳng chân thì thời gian hồi phục lâu hơn, phải cần có thêm thời gian tập luyện.
Trẻ em gãy xương chân bao lâu thì lành?
Ở trẻ em, thời gian hồi phục thường nhanh hơn do đang trong giai đoạn phát triển, xương được tái tạo tốt. Do vậy, trung bình từ 2 – 3 tháng, xương chân ở trẻ em sẽ liền và khả năng phục hồi, đi lại bình thường cũng diễn ra nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, để chân mau chóng hồi phục, cần tìm đến các cơ sở uy tín để thăm khám. Đáp ứng nhu cầu này, Bệnh viện Thu Cúc đã trang bị cho mình hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp X quang tiên tiến, máy chụ CT… cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm giúp đưa ra các đánh giá chính xác về tình trạng xương chân bị gãy đồng thời có những biện pháp điều trị hiệu quả để xương mau lành, không ảnh hưởng đến các hoạt động sống của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm: dấu hiệu nhận biết để điều trị sớm
Ở trẻ em, thời gian hồi phục thường nhanh hơn
Những điều cần lưu ý giúp xương bị gãy nhanh lành
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kết hợp tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt đúng cách để không làm cản trở quá trình liền xương, đồng thời, có chế độ tập luyện hiệu quả để dáng đi được bình thường và giúp xương chắc khỏe. Cụ thể là:
– Người bị gãy xương chân cần được nằm trên mặt phẳng cứng, kê cao vùng chân bị gãy
– Nên cử động thường xuyên các ngón chân để không bị cứng khớp, thay đổi điểm tỳ ở chân liên tục để tránh lở loét
– Vệ sinh sạch sẽ nếu đang điều trị bằng bó lá, nẹp, bó bột…
– Cung cấp cho người bệnh các món ăn giàu dưỡng chất, tập trung nhiều vào các thực phẩm tốt cho xương như cá hồi, sữa, thịt, rau củ…
– Giúp người bệnh tập luyện, di chuyển khi xương đã liền hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
– Tái khám thường xuyên, nếu có các bất thường ở vùng chân bị gãy xương như đau tức, lệch lạc, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.
>>>>>Xem thêm: Chụp cắt lớp ổ bụng và những điều cần biết
Bệnh viện Thu Cúc đã trang bị cho mình hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp X quang tiên tiến, máy chụ CT… cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc cung cấp thông tin về gãy xương chân bao lâu thì lành. Nếu còn thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 92 hoặc Hotline 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.