Sau tắc ruột nên ăn gì và không nên ăn gì là quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là những người đã từng bị tắc ruột. Vậy, sau tắc ruột nên có chế độ ăn uống như thế nào? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Sau tắc ruột nên ăn gì?
1. Sau tắc ruột nên ăn gì?
Chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân gây tắc ruột. Tắc ruột do bã thức ăn thường không xảy ra ngay sau khi ăn mà sau một thời gian dài bã thức ăn tích tụ lại trong ruột.
Tắc ruột là một cấp cứu nội, ngoại khoa nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, đúng cách. Điều nguy hiểm hơn là tắc ruột có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu người bệnh không biết cách phòng bệnh. Sau khi điều trị tắc ruột, để phòng tránh tắc ruột tái phát, người bệnh cần phải lưu tâm đến chế độ ăn uống. Vậy, sau tắc ruột nên ăn gì?
Trong quá trình điều trị tắc ruột, người bệnh nên tuân thủ chỉ định ăn uống của bác sĩ. Những ngày đầu sau khi điều trị, bạn chỉ nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, soup, bún, phở, mì, các món ăn hầm nhừ, sữa chua, uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây…
Sau khi được xuất viện về nhà, bạn nên lưu tâm hơn đến chế độ ăn uống, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn, nên ăn các loại rau củ quả tốt cho đường ruột như: Khoai lang, khoai tây, đậu xanh, cà rốt, nấm, củ cải non, cải bó xôi, bí đao, bí ngô, chuối chín, đu đủ chín, dưa hấu…
Nên ăn các loại thịt động vật không có chất xơ như thịt bò, thịt cừu, thịt gà, thịt lợn, cá… Sữa nên chọn loại không có chứa lactose…
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng nuốt vướng ở cổ họng: Những cảnh báo quan trọng
>>>>>Xem thêm: Cách chữa viêm dạ dày bạn không thể bỏ qua
2. Sau tắc ruột không nên ăn gì?
Bên cạnh những thức phẩm nên ăn, sau tắc ruột cần kiêng những thực phẩm dưới đây:
-Người bệnh tắc ruột nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu đỗ, rau củ quả già… vì chất xơ khó tiêu hóa, bã thức ăn có thể tích tụ lại trong ruột gây tắc ruột tái phát.
-Hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn… vì đây là những thức ăn không tốt cho hệ tiêu hóa. Dung nạp quá nhiều, bộ máy tiêu hóa sẽ phải làm việc với cường độ cao gấp nhiều lần để tiêu hóa thức ăn.
-Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn các loại trái cây tươi hoặc sấy khô như: Mận, dâu, nho khô, quả sung, dứa…, thịt đỏ, đồ ăn cay, nóng, rượu bia, nước có ga và các chất kích thích khác.