Xoắn ruột có nguy hiểm không?

Xoắn ruột có nguy hiểm không là quan tâm của rất nhiều người. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Xoắn ruột có nguy hiểm không?

Xoắn ruột là gì?

Xoắn ruột gây tắc nghẽn đường ruột và ứ đọng thực phẩm, làm giảm lưu lượng máu đến ruột, gây viêm, hoại tử phúc mạc có thể nguy hiểm đến tính mạng.

-Ở trẻ em, xoắn ruột có thể xảy ra do bất thường bẩm sinh.

-Ở người lớn, xoắn ruột chủ yếu do lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc điều trị tâm thần hoặc không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Xoắn ruột có nguy hiểm không?

Xoắn ruột có nguy hiểm không là quan tâm của rất nhiều người.

Nguyên nhân gây xoắn ruột

Nguyên nhân gây xoắn ruột chủ yếu do:

– Do bẩm sinh: Khi thai nhi xoay và cố định ruột trong cuối thai kỳ.

– Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ từng phải phẫu thuật ổ bụng hoặc có khối u cũng có nguy cơ bị xoắn ruột cao.

– Chứng quay ruột bất thường ở trẻ nhỏ.

– Ở người lớn, xoắn ruột chủ yếu do lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc điều trị tâm thần hoặc không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Để biết chính xác nguyên nhân gây xoắn ruột, người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ trên kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây bệnh, đánh giá đúng mức độ xoắn ruột và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Bao tử bị loét và những kiến thức cần biết 

Xoắn ruột có nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ bị xoắn ruột chủ yếu do bẩm sinh.

Triệu chứng xoắn ruột

  • Đầy bụng, chướng bụng, căng bụng, đầy hơi
  • Chuột rút
  • Nôn mửa, dịch màu vàng hoặc màu xanh
  • Rối loạn đại tiện với biểu hiện táo bón nặng hoặc tiêu chảy; bí hoàn toàn đại tiện và trung tiện. Đại tiện ra máu hoặc màu nâu, đen
  • Trẻ nhỏ quấy khóc, bỏ bú, da xanh tím tái, khóc không dỗ được, khóc thét thành từng cơn…
  • Đau bụng kéo dài và đau tăng dần theo thời gian
  • Bệnh nhân bị sốc rất nhanh với các biểu hiện như mạch nhanh, huyết áp hạ, lo sợ, hốt hoảng…

Các triệu chứng của xoắn ruột thường thể hiện rất rầm rộ. Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các triệu chứng xoắn ruột nêu trên, bệnh nhân cần nhập viện khẩn cấp để được thăm khám và cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Xoắn ruột có nguy hiểm không?

Xoắn ruột là một trong những cấp cứu nội, ngoại khoa nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu chậm trễ đến bệnh viện. Thời điểm tốt nhất để điều trị xoắn ruột là trước 6 giờ tính từ khi các triệu chứng xuất hiện. Sau khoảng thời gian 6 giờ, người bệnh có thể phải cắt bỏ ruột thậm chí tử vong vì hoại tử ruột.

Xoắn ruột có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP bạn nên biết

Thời gian có thể “cứu” đoạn ruột bị xoắn là 6 giờ kể từ khi có triệu chứng.

Chẩn đoán và điều trị xoắn ruột như thế nào?

Chẩn đoán:

  • Bắc sĩ hỏi bệnh sử và tiến hành khám thực thể.
  • Người bệnh được chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp X-quang để phục vụ việc chẩn đoán, đánh giá tình trạng xoắn ruột.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) và bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
  • Xét nghiệm Lipase, phân tích nước tiểu (UA).
  • Thụt bari, các xét nghiệm với đường tiêu hóa trên và ruột non…

Điều trị:

-Đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Tuyệt đối không tự mua thuốc giảm đau cho người bệnh dùng vì có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ. Cấp cứu kịp thời có thể khiến người bệnh không phải cắt bỏ ruột, chức năng ruột vẫn phục hồi sau cấp cứu.

Xoắn đại tràng có thể được giải nén mà không cần phẫu thuật, trong khi đó, xoắn ruột non thường phải phẫu thuật để tháo xoắn và sau đó đính ruột vào thành bụng để ngăn ngừa tái phát.

Để biết thêm thông tin về xoắn ruột có nguy hiểm không cũng như đặt lịch khám bệnh tiêu hóa, vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 hoặc hotline: 0936 388 288 để được tư vấn giải đáp cụ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *