Siêu âm đầu dò có đau không?

Siêu âm đầu dò là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá trị cao, giúp phát hiện sớm các bệnh lý ở phần phụ như: tử cung, buồng trứng và phần tiểu khung. Siêu âm đầu dò có đau không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm.

Bạn đang đọc: Siêu âm đầu dò có đau không?

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng của ung thư đại tràng và giải pháp phòng bệnh

Siêu âm đầu dò có đau không?

>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị – Hóa trị ung thư đại tràng

Bác sĩ sẽ chèn một đầu dò siêu âm khoảng 2-3 inch vào ống âm đạo, qua đó cung cấp hình ảnh chi tiết của các cơ quan bên trong.

1. Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò âm đạo là kĩ thuật siêu âm chẩn đoán chuyên sâu về các bệnh lý phần phụ. Trong quá trình siêu âm, một đầu dò siêu âm chuyên dụng sẽ được đưa vào bên trong âm đạo của phụ nữ, hình ảnh siêu âm thu được giúp bác sĩ chẩn đoán các bất thường ở tử cung; buồng trứng; vòi trứng; chẩn đoán mang thai giai đoạn sớm và ứng dụng trong khám, điều trị vô sinh, hiếm muộn…

2. Siêu âm đầu dò có nguy hiểm không?

Siêu âm đầu dò là phương pháp quan trọng giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh phụ khoa, hiếm muộn, vô sinh… ở phụ nữ.

Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị quanh âm đạo của mẹ bầu sao cho không chạm vào cổ tử cung. Điều này sẽ không gây ra bất kì tổn thương nào cho cổ tử cung và tử cung. Chính vì vậy, các chị em hoàn toàn yên tâm rằng siêu âm đầu dò không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cả với thai nhi (trong trường hợp phụ nữ đang mang thai).

So với siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò âm đạo cung cấp những hình ảnh rõ nét hơn về các bộ phận bên trong cơ quan sinh dục, nhất là khu vực tiểu khung mà siêu âm ổ bụng không thể quét đến được, qua đó giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh lý mà bạn đang mắc phải.

Bên cạnh ưu điểm vừa nêu, siêu âm đầu dò vẫn còn nhược điểm, đó là bác sĩ không quan sát được các tạng cao hơn trong ổ bụng và không phải trường hợp nào cũng áp dụng được.

Có một vài lưu ý dành cho mẹ bầu khi siêu âm đầu dò là cần đi tiểu trước đó để bàng quang rỗng sao cho không cản trợ thiết bị siêu âm. Mẹ bầu cũng nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *