Gây chuyển dạ bằng thuốc có an toàn không chú ý điều gì

Gây chuyển dạ bằng thuốc được sử dụng khi quá trình chuyển dạ không suôn sẻ, thuốc chuyển dạ sẽ có tác dụng tạo ra cơn đau đẻ cho sản phụ. Vậy gây chuyển dạ bằng thuốc có an toàn không? Hãy tìm hiểu xem những thông tin sau đây.

Bạn đang đọc: Gây chuyển dạ bằng thuốc có an toàn không chú ý điều gì

Gây chuyển dạ bằng thuốc có an toàn không chú ý điều gì

Gây chuyển dạ bằng thuốc cụ thể là tiêm pitocin – một loại hormone thường được dùng để kích thích và duy trì cơn đau đẻ, kiểm soát sự xuất huyết sau chuyển dạ.

Gây chuyển dạ bằng thuốc có an toàn không chú ý điều gì

Gây chuyển dạ bằng thuốc được sử dụng khi quá trình chuyển dạ không suôn sẻ, thuốc chuyển dạ sẽ có tác dụng tạo ra cơn đau đẻ.

1. Chỉ định và chống chỉ định gây chuyển dạ bằng thuốc

* Chỉ định:

– Tiến hành giục sinh nếu sản phụ đã quá 42 tuần mà chưa sinh.

– Màng ối đã vỡ nhưng không xuất hiện cơn co thắt.

– Sử dụng chất gây tê làm chậm quá trình chuyển dạ, đòi hỏi phải kích thích để tiếp tục quá trình co thắt.

* Chống chỉ định: Pitocin không được khuyên dùng với sản phụ phản ứng dị ứng với pitocin.

Với những trường hợp dưới đây cần thảo luận với bác sĩ xem có được áp dụng không: bị herpes sinh dục, tiểu đường, rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, từng bị nhiễm trùng tử cung, từng gặp vấn đề về chuyển dạ do xương chậu nhỏ, từng sinh mổ hoặc từng phẫu thuật tử cung, cổ tử cung…

Bác sĩ sẽ quyết định dùng pitocin hay không dựa vào tình trạng của mẹ và thai nhi.

Tìm hiểu thêm: Điều trị thai ngoài tử cung thế nào?

Gây chuyển dạ bằng thuốc có an toàn không chú ý điều gì

Tiến hành giục sinh nếu sản phụ đã quá 42 tuần mà chưa sinh.

2. Cách thực hiện gây chuyển dạ bằng thuốc

– Đầu tiên bác sĩ kiểm tra toàn diện mẹ, nắm được tình hình giãn nở tử cung, sức chịu đựng của bé với cơn co thắt.

– Nếu sức khỏe của bé đảm bảo, mẹ đã đến lúc cần giục sinh thì tiến hành tiêm pitocin vào cơ thể qua tĩnh mạch.

– Lượng pitocin bắt đầu với liều lượng khá nhỏ, tăng dần cho đến khi tử cung có phản ứng.

– Dừng tiêm pitocin khi phản ứng diễn ra như mong đợi.

– Liều lượng:

  • Nếu truyền tĩnh mạch tiêm mũi pitocin từ 0,5 – 1 mili đơn vị/phút để gây cơn đau chuyển dạ.
  • Tăng dần liều lượng 1 – 2 mili đơn vị/phút sau 15 phút – 60 phút và quan sát các cơn co thắt. Nếu co thắt lặp lại bình thường thì ngừng dùng.

3. Tác dụng và những nguy cơ 

3.1. Tác dụng của gây chuyển dạ bằng thuốc trong sinh đẻ

  • Tiêm pitocin giúp cho chuyển dạ nhanh chóng, thuốc cũng giúp cầm máu sau sinh, loại bỏ nhau thai sau khi sinh.
  • Pitocin được ưu tiên sử dụng để giục sinh vì nó dễ kiểm soát theo yêu cầu bệnh nhân lúc sinh nở.
  • Với những phụ nữ quá trình chuyển dạ kéo dài pitocin có thể giúp giảm thời gian chuyển dạ, tránh cơn đau dai dẳng.
  • Trường hợp vỡ ối, tỷ lệ nhiễm trùng giảm nếu sử dụng pitocin giục sinh.

Gây chuyển dạ bằng thuốc có an toàn không chú ý điều gì

>>>>>Xem thêm: Nhịn tiểu khi mang thai và tác hại

Với những phụ nữ quá trình chuyển dạ kéo dài pitocin có thể giúp giảm thời gian chuyển dạm tránh cơn đau dai dẳng.

3.2. Những nguy cơ của gây chuyển dạ bằng thuốc

  • Có thể gây rách thành tử cung nếu mẹ từng sinh mổ trước đây do không thể sinh thường được.
  • Thai chịu áp lực hơn do thuốc gây ra các cơn có thắt mạnh, cần theo dõi để điều chỉnh lượng pitocin cần thiết, tránh ảnh hưởng đến bé.

Với những thông tin về gây chuyển dạ bằng thuốc chắc chắn đã mang đến những kiến thức bổ ích để mẹ bầu có quyết định sáng suốt nhất trong quá trình sinh đẻ. Chúc mẹ có một cuộc vượt cạn thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *