Thoát vị cơ hoành ở thai nhi là một trong những bệnh lý gây ra nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Bệnh có khả năng ảnh hưởng nặng nề đến hô hấp và các cơ quan tim, não, thận. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về thoát vị cơ hoành ở thai nhi.
Bạn đang đọc: Thoát vị cơ hoành ở thai nhi
Thoát vị cơ hoành ở thai nhi là gì?
Thoát vị cơ hoành ở thai nhi là bệnh lí xảy ra do quá trình hình thành cơ hoành ở bào thai không được hoàn thiện. Khiếm khuyết trong quá trình này sẽ để lại khe hở trên cơ hoành. Hệ quả là lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn, các tạng trong ổ bụng của bệnh nhân (dạ dày, ruột, lách, gan…) có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành.
Tình trạng thoát vị cơ hoành chủ yếu gặp ở bên trái, ít gặp ở bên phải. Hiếm có bệnh nhân bị thoát vị hoành ở cả 2 bên.
Biểu hiện thoát vị cơ hoành ở thai nhi
-Tình trạng thoát vị cơ hoành ở thai nhi có thể nhận biết được sau khi trẻ chào đời bằng cách nghe tim phổi (tim thường bị đẩy sang phải). Khi bác sĩ nghe phổi sẽ phát hiện thấy tiếng khí đi vào phổi trái kém hơn so với phổi phải, nguyên nhân là do phổi trái thường bị thiểu sản, chèn ép.
-Quan sát thấy bụng của trẻ thường lép vì có một số tạng trong ổ bụng của trẻ bị chạy ngược lên lồng ngực.
-Trẻ có dấu hiệu khó thở, hay bị viêm phổi.
-Chụp X – Quang tim phổi có thể giúp phát hiện rõ ràng, chính xác được tình trạng thoát vị hoành.
Thoát vị cơ hoành ở thai nhi có nguy hiểm không?
Thoát vị cơ hoành ở thai nhi là một trong những bệnh lý gây ra nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Bệnh có khả năng ảnh hưởng nặng nề đến hô hấp và các cơ quan tim, não, thận… Cụ thể:
+Sự di chuyển của các tạng trong cơ thể qua vị trí khe hở sẽ choán chỗ của các bộ phận khác trong quá trình hình thành của chúng, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình hình thành phổi, gây ra thiểu sản phổi ở 1 hoặc cả 2 bên phổi. Bên cạnh đó, những cấu trúc phế nang, phế quản, mạnh máu trong phổi cũng có dị tật nhất định, chức năng của phổi bị ảnh hưởng nặng, gây thiếu oxy, tăng CO2; áp lực động mạch phổi cũng tăng và kéo dài.
+Một số trường hợp thoát vị cơ hoành bẩm sinh còn gây ảnh hưởng đến tim, não, thận… do mất cân bằng lượng CO2 và oxy trong cơ thể. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày xót ruột: Nguyên nhân và cách cải thiện
>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày gây đắng miệng: Cảnh báo biến chứng tiềm ẩn
Điều trị thoát vị cơ hoành ở thai nhi như thế nào?
Ngay khi phát hiện bị thoát vị cơ hoành, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời đúng cách. Các biện pháp điều trị thoát vị cơ hoành ở thai nhi gồm:
- Thực hiện hồi sức cho trẻ trước khi mổ.
- Đặt nội khí quản, ống thông dẫn lưu dạ dày liên tục cho trẻ để giảm chèn ép phổi, đảm bảo hô hấp không bị tắc nghẽn.
- Phẫu thuật giải phóng chèn ép phổi, khâu phục hồi cơ hoành.
Lưu ý: Việc điều trị thoát vị cơ hoành bẩm sinh cần được tiến hành ở các cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giỏi và đầy đủ trang thiết bị y tế cần thiết.