Đau vùng thượng vị bên phải

Đau vùng thượng vị bên phải có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý dạ dày, gan, mật… Đau có thể kèm theo các triệu chứng ợ hơi, buồn nôn. 

Bạn đang đọc: Đau vùng thượng vị bên phải

1. Giải đáp lý do đau vùng thượng vị bên phải

Chào bác sĩ. Dạo gần đây tôi hay có cảm giác đau vùng thượng vị bên phải, cơn đau thường xuyên xuất hiện khiến tôi rất khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Tôi rất băn khoăn không biết tình trạng này do nguyên nhân nào và cách xử trí ra sao? Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Minh Lý (Thanh Xuân, HN)

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Đau thượng vị là triệu chứng hay gặp ở mọi lứa tuổi. Đây có khi chỉ là một rối loạn tiêu hóa nhẹ nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó trong cơ thể. Vì vậy khi bạn bị đau vùng thượng vị kéo dài thì không nên chủ quan, cần đi khám ngay.

Đau vùng thượng vị bên phải

Đau thượng vị bên phải do đâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Trường hợp của bạn bị đau vùng thượng vị bên phải, tuy ít hơn bên trái nhưng cũng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Vùng bụng bên phải là nơi tập trung đại tràng trên, gan phải, ruột thừa, niệu quản, túi mật… Tổn thương tại các cơ quan này có thể dẫn tới đau thượng vị bên phải. 

1.1 Đau vùng thượng vị bên phải do bệnh về gan

Gan chủ yếu nằm bên phải. Tổn thương gan có thể gây những cơn đau vùng thượng vị phải,. Một số bệnh lý bao gồm gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan… Triệu chứng đi kèm là vàng da, mệt mỏi, sút cân, chán ăn, nước tiểu sẫm màu. Cơn đau bụng âm ỉ nhưng dai dẳng khiến người bệnh mệt mỏi. 

1.2 Đau ruột thừa

Triệu chứng dễ thấy nhất của người viêm ruột thừa là đau quặn dữ dội vùng thượng vị bên phải. Cơn đau có thể khiến người bệnh tái nhợt, xanh xao, đổ mồ hôi, ngất xỉu… Kèm theo các triệu chứng khác như chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, mệt mỏi… Cần đưa người bệnh tới bệnh viện sớm để xác định bệnh và cắt bỏ ổ nhiễm trùng. 

1.3 Viêm bàng quang

Biểu hiện cơ bản của bệnh lý này chính là đau bụng giữ dội vùng thượng vị bên phải, đau xương mu và có cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu. Đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, nước tiểu đục, sốt nhẹ… Viêm bàng quang là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể lây lan đến thận và ảnh hưởng tới các chức năng khác. 

1.4 U nang buồng trứng

Đau bụng vùng trên bên phải dưới rốn kèm theo rối loạn kinh nguyệt có thể là triệu chứng của u nang tiến triển nặng. U nang buồng trứng bên phải có thể xuất hiện khi mang thai và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu phát hiện muộn và không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. 

1.5 Đau vùng thượng vị bên phải do sỏi mật 

Sỏi mật xảy ra do mất cân bằng trong thành phần mật. Thường xuất hiện ở người thừa cân, béo phì, người có chế độ ăn ít calo, ít vận động… Người bị sỏi mật thường bị đau thượng vị bên phải, trên rốn, đau dữ dội và hay tái phát. Ngoài ra còn có thể bị vàng da, sốt kéo dài, suy giảm sức khỏe. 

1.6 Vấn đề về dạ dày

Một phần của dạ dày cũng nằm ở bên phải của bụng nên cơn đau thượng vị phải cũng có thể liên quan đến bệnh dạ dày. Có thể kể đến như viêm loét dạ dày, đau dạ dày. Đau âm ỉ kèm ợ chua, ợ hơi, nóng bụng, khó tiêu. Khi ấn vào bụng có cảm giác đau nhói có thể do trào ngược axit.

Tìm hiểu thêm: Viêm túi mật điều trị như thế nào?

Đau vùng thượng vị bên phải

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau thượng vị bên phải

2. Vị trí đau vùng thượng vị

Đau thượng vị là đau ở vùng trên rốn, nằm ngay dưới mũi xương ức. Cơn đau có thể là đau thắt, đau nhói kèm ợ hơi. Trong trường hợp viêm tụy cấp người bệnh có thể cảm giác đau dữ dội như dao đâu. Đau thượng vị thường kèm với ợ hơi, chủ yếu xuất hiện sau khi ăn. Cơn đau thường xuất hiện ở các khu vực:

– Đau vùng thượng vị lan ra phía sau lưng: Cơn đau không chỉ ở vùng bụng trên mà còn lan sang ra sau lưng. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh dạ dày. 

– Đau vùng thượng vị phía bên phải: NGuyên nhân có thể do các bệnh gan, sỏi mật, đau dạ dày, ruột thừa, viêm loét dạ dày…

– Đau vùng thượng vị phía bên trái: Dấu hiệu của bệnh phản ánh vấn đề tại cơ quan đó như: Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, sỏi thận, tắc ruột… 

2. Điều trị đau vùng thượng vị bên phải

2.1 Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống 

– Thiết lập và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh để tránh đau dạ dày. 

– Bổ sung nhiều nước và ăn nhiều hoa quả để trung hòa dịch vị. 

– Người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày, mỗi ngày 5-6 bữa để giảm cảm giác đầy bụng.

–  Ăn đủ bữa, không ăn quá no, không để bụng đói để trung hòa acid giảm đau.

– Tránh thức ăn có vị chua, cay, nóng, nhiều dầu mỡ gây khó chịu, khó tiêu.

– Ưu tiên thức ăn giàu tinh bột như: Gạo, bột năng, bột sắn, bánh… giảm tiết dịch vị, trung hòa acid, tăng thời gian thức ăn lưu trữ trong dạ dày. 

– Sử dụng và chế biến thức ăn mềm. Hạn chế đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn. 

– Ăn chậm và nhai kỹ giảm áp lực dạ dày

– Không thức khuya, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ

– Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi tránh stress, làm việc quá sức,

Đau vùng thượng vị bên phải

>>>>>Xem thêm: Trực tràng bị chảy máu

Thay đổi lối sống và cách ăn uống để hạn chế đau

2.2 Sử dụng thuốc điều trị

Tùy vào triệu chứng và nguyên nhân đau thượng vị mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị, chủ yếu là các loại:

– Thuốc kháng acid dạ dày

– Thuốc trung hòa axit dạ dày

– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

– Thuốc kháng histamin H2

Người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán tình trạng đau vùng thượng vị bên phải là do nguyên nhân nào. Từ đó mới có thể áp dụng được các cách điều trị sao cho phù hợp nhất. Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện đau không rõ nguyên nhân tại thượng vị bên phải, người bệnh nên đi khám và điều trị để tránh biến chứng. Ngoài ra việc khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần cũng rất quan trọng trong việc nhận biết sớm những nguy cơ có thể xảy ra. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *