Nôn ra máu có nguy hiểm không?

Nôn ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý, từ đơn giản đến nghiêm trọng. Nôn ra máu có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều độc giả.

Bạn đang đọc: Nôn ra máu có nguy hiểm không?

Nôn ra máu (hematemesis) có thể phát xuất từ nhiều bệnh – đơn giản như chảy máu mũi hoặc nghiêm trọng như xuất huyết đường tiêu hóa, bệnh về gan. Đây không phải là trường hợp có những vệt máu trong chất nôn mà máu thường ra nhiều, còn đỏ tươi hoặc đã chuyển sang nâu.

Nôn ra máu có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng nôn ra máu

Nguyên nhân nôn ra máu

Các nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến nôn ra máu là:

  • Mất nước hoặc thiếu ăn
  • Viêm đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm
  • Cao huyết áp
  • Vết rách hoặc mô niêm mạc dạ dày bị tổn hại hoặc loét dạ dày
  • Mạch máu ở thực quản hoặc ruột phình to
  • Có khối u hoặc thương tổn ở thực quản hoặc dạ dày do bức xạ hay nguyên nhân khác
  • Nhiễm virus viêm gan hoặc nhiễm khuẩn H. Pylori
  • Uống nhiều rượu

Tìm hiểu thêm: Quy trình khám tầm soát ung thư vú từ A-Z

Nôn ra máu có nguy hiểm không?

Những người uống rượu quá nhiều dẫn đến say xỉn có thể bị nôn ói làm gia tăng áp lực thực quản, dạ dày và ruột dẫn đến xuất huyết.

  • Sử dụng thuốc aspirin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc loãng máu hoặc bị ngộ độc.
  • Ốm nghén: đối với người đang mang thai
  • Rối loạn đông máu, thiếu vitamin K, dị ứng sữa, nuốt máu hoặc nuốt dị vật: ở trẻ em
  • Các bệnh lý như: viêm dạ dày, ruột; trào ngược dạ dày; rối loạn mạch máu ruột; viêm thực quản, ruột hoặc tuyến tụy; ung thư tuyến tụy; một vài bệnh gan như suy gan cấp, xơ gan; bệnh dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa; bệnh về máu như tiểu cầu thấp, rối loạn đông máu, thiếu máu hoặc bệnh bạch cầu.

Chẩn đoán và điều trị nôn ra máu

Nôn ra máu có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Phát hiện ung thư cổ tử cung sớm giúp điều trị khỏi bệnh tới 90%

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Khi thấy các dấu hiệu: buồn nôn, nôn ra máu, chóng mặt, cảm thấy yếu ớt; tinh thần lơ mơ, không tỉnh táo, lẫn lộn; da xanh xao, sờ vào thấy mát hơn bình thường; nhịp tim nhanh, lo lắng, hoặc kích động; thở nhanh… cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám.

Màu sắc và độ sánh của máu bệnh nhân nôn ra thay đổi theo nguyên nhân xuất huyết, giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm kèm theo như thử máu và thử phân, nội soi, chẩn đoán hình ảnh X-quang, CT scan. Tùy vào từng nguyên nhân, mức độ của triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *