Vì sao không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi?

Một thực tế đã được thừa nhận là thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi tuy nhiên có những trường hợp bệnh nhân không hút thuốc lá vẫn bị mắc bệnh. Vậy vì sao không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi?

Bạn đang đọc: Vì sao không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi?

Ung thư phổi là bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm, tiến triển nhanh và có tiên lượng nghèo nàn. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi khi đây là yếu tố có liên quan đến khoảng trên 90% ca mắc và có đến 80% bệnh nhân ung thư phổi tử vong vì hút thuốc lá.

Thực tế, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi nhưng không phải tất cả người mắc ung thư phổi đều do hút thuốc. Vì sao không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi do:

1. Hút thuốc lá thụ động

Vì sao không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi?

Hút thuốc lá thụ động có tác hại như hút thuốc trực tiếp

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có hàng trăm nghìn người chưa bao giờ hút thuốc nhưng vẫn phải chết vì những bệnh do hít phải khói thuốc (hút thuốc thụ động). Khói thuốc lá có chứa tới khoảng 7000 chất hóa học, trong đó có khoảng 70 chất có khả năng gây ung thư. Người không hút thuốc nếu hít phải khói thuốc cũng bị ảnh hưởng tương tự như người hút thuốc lá trực tiếp.

Hiện tại, không có ngưỡng an toàn cho việc phơi nhiễm khói thuốc. Khói thuốc thụ động là mối nguy hại sức khỏe với tất cả người tiếp xúc, dù chỉ trong thời gian ngắn hay bước vào phòng có mùi khói thuốc.

2. Phơi nhiễm khí radon

Radon là loại khí có tính phóng xạ tự nhiên, sinh ra từ sự phân rã phóng xạ của Urani, là chất có ở hầu khắp mọi nơi trong lớp vỏ trái đất. Theo nghiên cứu của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), phơi nhiễm radon là nguyên nhân phổ biến gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá. Một nghiên cứu ở Anh cũng chỉ ra, có khoảng 8% các ca tử vong do ung thư phổi ở Anh có liên quan đến khói thuốc lá.

3. Làm việc trong môi trường độc hại

Tìm hiểu thêm: Các loại niềng răng phổ biến hiện nay

Vì sao không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi?

Amiang đã được chứng minh có liên quan đén ung thư phổi

Những người làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với amiang – nguyên liệu chính để sản xuất tấm lợp fibro xi măng hay môi trường khói bụi cũng tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

4. Ô nhiễm không khí, nguồn nước

Các nhà khoa học ước tính có khoảng 5% ca tử vong ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm môi trường. Nước uống nhiễm asen cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh

5. Tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi

Nếu gia đình có người mắc ung thư phổi thì nguy cơ mắc ung thư phổi ở bạn cũng tăng nhẹ, đặc biệt khi bệnh nhân ung thư được chẩn đoán khi còn trẻ.

Vì sao không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi?

>>>>>Xem thêm: Độ tuổi mắc ung thư đại trực tràng đang có xu hướng trẻ hóa

CT scan lồng ngực trong tầm soát ung thư phổi có thể phát hiện bất thường nhỏ ở phổi, khi ung thư chưa có biểu hiện

Ung thư phổi rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, tầm soát ung thư phổi luôn được các bác sĩ khuyến khích, đặc biệt với những người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *