Xơ gan, suy gan, ung thư gan là những biến chứng thường gặp ở người bệnh viêm gan B nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế, để ngăn ngừa viêm gan B biến chứng nguy hiểm bạn cần đi khám và điều trị ngay khi bị viêm gan B.
Bạn đang đọc: Viêm gan B biến chứng nguy hiểm
1. Các biến chứng của bệnh viêm gan B
- Xơ gan: Viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành xơ gan. Tình trạng sẹo trong gan có thể làm suy giảm chức năng gan.
- Suy gan: Đây là biến chứng viêm gan B khi đã tiến triển thành xơ gan mạn tính, lâu ngày gây suy gan nghiêm trọng với các triệu chứng phù, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa…
Xơ gan, ung thư gan… là những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B
- Ung thư gan: Những người bị nhiễm viêm gan B mạn tính có tăng nguy cơ ung thư gan. Ung thư gan là bệnh nguy hiểm và gây tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Bệnh não gan: Đây cũng là biến chứng nguy hiểm của viêm gan siêu vi B. Người bệnh rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần, mê sàng, hôn mê dần dần.
- Viêm cầu thận: Người nhiễm viêm gan B có thể bị viêm cầu thận với các triệu chứng phù mặt, dưới da quanh mắt cá trước xương chày, vùng cùng cụt, dưới da đầu và nặng hơn là dẫn đến suy cầu thận, hư thận.
2. Cách ngăn ngừa biến chứng viêm gan B
Viêm gan B biến chứng nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được nếu chúng ta áp dụng theo những biện pháp dưới đây:
- Chủ động điều trị sớm bệnh ngay từ khi mới thấy xuất hiện các triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, sốt, rối loạn tiêu hóa, có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, xuất huyết dưới da.
Tìm hiểu thêm: Đối tượng nào cần khám sàng lọc ung thư gan?
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để hạn chế biến chứng xảy ra
- Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ. Nếu có dấu hiệu bệnh nặng hơn, cần đi khám ngay để điều chỉnh phương pháp chữa trị phù hợp.
- Bên cạnh đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày: không uống rượu bia, hạn chế các loại đồ uống có ga; ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, tập thể dục thể thao điều độ, hàng ngày… sẽ giúp cải thiện sớm bệnh.
3. Cách điều trị bệnh viêm gan B
Khi bị viêm gan B, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Với viêm gan B, người bệnh thường được chỉ định điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc thường sử dụng như:
- Thuốc kháng virus: Các loại thuốc điều trị viêm gan B hiện nay có α interferon, β interferon, γ interferon, vidarabi, ribavirin, acid polyinosinic-polycytidylic… Việc dùng các thuốc kháng virus điều trị viêm gan B cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không dùng thuốc bừa bãi vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: 4 Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung không nên chủ quan
Người bệnh cần dùng đúng thuốc, đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao
- Thuốc điều tiết miễn dịch: Các loại thuốc chữa viêm gan B, tăng cường miễn dịch đặc thù có thể chọn dùng acid immune ribonucleic, coenzyme, polysaccharid ganoderma, polysaccharid… Những thuốc này đều là chất thay thế của thuốc chống virus, thông qua nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể để đạt đến mục đích tiêu diệt virus.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Có thể chọn dùng các loại thuốc như adrenalin, azathioprin, penicillamin, hydrochlorid… thích hợp dùng cho viêm gan mạn tính hoạt động có biểu hiện tự thân miễn dịch rõ, không được dùng cho điều trị viêm gan B mạn tính kéo dài.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc điều trị của bác sĩ, theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.