Khám trực tràng là cách hiệu quả để phát hiện và điều trị các bệnh lý trực tràng, tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.
Bạn đang đọc: Khám trực tràng như thế nào?
Các bệnh lý tại trực tràng thường rất đa dạng và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Trước khi đi khám, rất nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi khám trực tràng như thế nào? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc trả lời câu hỏi này.
1. Khám trực tràng như thế nào?
Bệnh hậu môn trực tràng thường có các triệu chứng như đại tiện ra máu, đau rát và khó chịu ở hậu môn, táo bón, ngứa ngáy… Các bệnh lý tại hậu môn trực tràng mang đến rất nhiều rắc rối, phiền toái ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, đây là những bệnh thuộc vùng kín nên người bệnh thường có tâm lý e ngại khi đi khám. Chính vì thế, rất nhiều người muốn biết khám trực tràng như thế nào?
Các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết, cách thăm khám trực tràng tùy thuộc vào từng bệnh lý và mức độ nặng – nhẹ của bệnh. Thông thường, các bước khám trực tràng sẽ diễn ra theo các bước sau:
1.1 Hỏi tiền sử bệnh
– Bác sĩ tiến hành hỏi nguyên nhân đi khám, biểu hiện bệnh đang gặp phải
– Bác sĩ sẽ tìm hiểu diễn biến, tính chất và các triệu chứng người bệnh đang gặp phải.
1.2 Tiến hành thăm khám trực tràng lâm sàng
Các bác sĩ sẽ nhìn bằng mắt thường để quan sát lỗ hậu môn hoặc dùng ngón tay đưa vào hậu môn để phát hiện các tổn thương do bệnh gây ra, xác định chính xác tình hình bệnh. Đây là cách thăm khám hậu môn – trực tràng phổ biến nhưng có thể gây đau.
1.3 Khám trực tràng cận lâm sàng
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm các kiểm tra cận lâm sàng để xác định bệnh như siêu âm, nội soi để phục vụ việc chẩn đoán, đánh giá bệnh được chính xác nhất.
1.4 Nội soi khám trực tràng
Nội soi trực tràng là thủ thuật đưa ống nội soi mềm qua hậu môn có gắn camera và đèn. Soi trực tiếp vào trực tràng để phát hiện ra các tổn thương. Nội soi được đánh giá cao trong phát hiện các bệnh lý trực tràng nhờ độ chính xác. Quy trình thực hiện nội soi cũng khá đơn giản.
Nội soi trực tràng có thể gây khó chịu, đau nhẹ ở vùng bụng dưới, khiến người bệnh có cảm giác muốn đi ngoài. Tuy nhiên vì ống nội soi chỉ đưa vào trực tràng một đoạn ngắn 15-20cm nên đa số người bệnh đều chịu được. Thông thường, nội soi trực tràng không cần gây mê trước khi soi. Thời gian nội soi chỉ khoảng 5-10 phút tùy thuộc có phải làm các thủ thuật khác như cắt polyp, cầm máu, sinh thiết… hay không.
Tìm hiểu thêm: Nhận biết sớm các triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em
2. Quy trình khám trực tràng tại Bệnh viện Thu Cúc
– Người bệnh có thể đặt hẹn trước bằng cách gọi điện đến tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 và đến khám theo hẹn đã đặt trước..
– Người bệnh đến và đăng ký kham theo quy định của bệnh viện. Đội ngũ lễ tân và nhân viên của bệnh viện sẽ đón tiếp và chỉ dẫn tận tình cho người bệnh.
– Bác sĩ trò chuyện để trấn an tâm lý cho người bệnh vì đa số người mắc bệnh hậu môn trực tràng đều có tâm lý lo lắng, sợ sệt. Việc trấn an tâm lý giúp người bệnh vượt qua mặc cảm, xấu hổ và phối hợp tốt với bác sĩ để có kết quả khám tốt nhất.
– Bác sĩ hỏi về triệu chứng, bệnh sử, thói quen ăn uống để đánh giá tổng quát và chỉ định những bước thăm khám chuyên sâu hơn.
– Thực hiện một số kiểm tra lâm sàng đo chiều cao, cân nặng, huyết áp; quan sát màu da, mắt và mô; kiểm tra bên ngoài để xác định.
– Người bệnh nên chủ định cung cấp thông tin, mô tả triệu chứng, thói quen ăn uống, sử dụng thuốc, thói quen đại tiện để bác sĩ đưa ra xét nghiệm, chẩn đoán phù hợp.
– Bác sĩ thực hiện các xét nghiệm và chụp chiếu cận lâm sàng để xác định tình trạng bệnh như: Xét nghiệm máu, siêu âm, nội soi, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ MRI…
3. Khi nào cần đi khám trực tràng?
Bệnh trực tràng thường có thời gian ủ bệnh dài nên khó phát hiện. Khi phát hiện, bệnh đã nghiêm trọng, tốn thời gian và chi phí chữa trị. Dấu hiệu cần khám sức khỏe trực tràng:
3.1 Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Ợ chua, ợ hơi, đau tức vùng bụng trước hoặc sau ăn, đau râm ran, đau quặn bụng… đều là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. Người mắc bệnh trực tràng có thể kèm dấu hiệu thường xuyên đi ngoài, biểu hiện giống kiết lỵ, sử dụng thuốc kháng sinh không có tác dụng.
3.2 Xuất hiện máu khi đi ngoài
Máu xuất hiện khi đi ngoài kèm phân và chất nhầy là dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng. Người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Tránh để lâu bệnh ngày càng nặng hơn.
3.3 Đi đại tiện nhiều lần trong ngày
U hay ung thư trực tràng có khả năng tiết dịch, kích thích ruột tạo cảm giác muốn đại tiện nhiều lần trong ngày. Thay đổi thói quen đi vệ sinh của người bệnh.
3.4 Thay đổi thói quen đại tiện
Người mắc các bệnh về trực tràng và đại tràng khi đi đại tiện phân thường thay đổi hình dạng và kích thước. Lúc táo bón, lúc tiêu chảy kéo dài. Khi gặp hiện tượng này thường xuyên, bạn có thể cân nhắc đi khám
>>>>>Xem thêm: Cách chữa viêm loét hành tá tràng cho hiệu quả tốt
4. Khám trực tràng ở đâu?
Việc khám trực tràng không quá phức tạp và khó khăn. Do đó, ngay khi có các triệu chứng hoặc nghi ngờ bị bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, dày kinh nghiệm, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chi phí khám hợp lý và nhiều ưu đãi, khám và điều trị các bệnh lý hậu môn trực tại Bệnh viện Thu Cúc sẽ đem lại hiệu quả tối ưu ngay từ đầu.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về cách khám trực tràng, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 558892 hoặc hotline: 0936 388 288.