Chào các bác sĩ. Vợ chồng tôi hiếm muộn đã 5 năm và đang có ý định làm ivf (thụ tinh trong ống nghiệm). Tôi có nghe từ một số nguồn thông tin cho biết là làm ivf có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, điều đó có đúng không? Tôi đang rất lo sợ nên rất mong nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn. Xin cảm ơn.
Minh Hồng, 43 tuổi – Hà Nội
Bạn đang đọc: IVF có làm tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng không?
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hòm thư của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
IVF là phương pháp sử dụng các phương pháp kích thích buồng trứng để thu được nhiều trứng và thụ tinh với tinh trùng, sau đó đưa trở lại tử cung của người phụ nữ.
Đã có một số nghiên cứu tiến hành dựa trên mối liên hệ giữa IVF và nguy cơ ung thư buồng trứng. Bằng chứng cho thấy rằng, các phương pháp kích thích buồng trứng được sử dụng để thu hoạch trứng có thể gia tăng nguy cơ ung thư, tuy nhiên sự gia tăng này là rất nhỏ.
Nghiên cứu Ung thư Anh đã gợi ý rằng nhiều khả năng là vô sinh ở phụ nữ từng thực hiện ivf là do chính bản thân họ, do vô sinh kéo dài làm gia tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, chứ không phải do điều trị sinh sản gây ung thư.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm âm đạo do trùng roi có nguy hiểm không?
Có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư buồng trứng như: không sinh con, sinh con đầu lòng muộn, có gene đột biến BRCA, có tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú…
Các nhà khoa học cho rằng, khi buồng trứng tạo ra trứng (rụng trứng), lớp bề mặt của buồng trứng vỡ ra để giải phóng trứng. Trứng càng nhiều, buồng trứng càng tạo ra nhiều tế bào cần phân chia và khả năng tổn thương sẽ càng cao có thể dẫn đến ung thư. Đó chính là lý do vì sao, những phụ nữ không sinh con, sinh con đầu lòng muộn có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những chị em khác.
Ngoài ra, các chị em cần biết một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư buồng trứng:
- Có mẹ/chị/em gái/con gái từng mắc ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú
- Có gene đột biến BRCA1 hoặc BRCA2
- Không sinh con hoặc sinh con đầu lòng muộn
- Phụ nữ càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao
- Dùng liệu pháp hormone sau mãn kinh
Và một điều bạn cần phải nhớ rằng, nhiều phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh nhưng lại không mắc, và ngược lại, phụ nữ không có yếu tố nguy cơ nào lại vẫn có thể mắc bệnh.
Hi vọng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn yên tâm hơn để tiếp tục hành trình của mình. Trước khi điều trị IVF, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ về các vấn đề mình quan tâm và các rủi ro nếu có. Chúc bạn may mắn!