Nên bổ sung thực phẩm dành cho người tiểu đường để vừa tốt cho sức khỏe, vừa hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Bạn đang đọc: Những thực phẩm dành cho người tiểu đường
1. Tại sao cần bổ sung thực phẩm dành cho người tiểu đường?
Tiểu đường là bệnh cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin thích hợp. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng vì thế việc kiêng khem cũng khá khắt khe. Tuy nhiên có rất nhiều thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể thưởng thức mà an toàn cho sức khỏe.
Chế độ ăn với thực phẩm dành cho người tiểu đường phù hợp cùng với việc dùng thuốc, kiểm soát glucose trong máu góp phần rất quan trọng:
– Duy trì sức khỏe người bệnh, tránh cơ thể thiếu dinh dưỡng do ăn uống quá kiêng khem. Trên thực tế có nhiều người bệnh tiểu đường sợ ăn. Do phải kiêng khem nhiều, lâu dần không dám ăn khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
– Tránh tăng đường huyết quá mức do không biết chọn thực phẩm. Ăn ít cơm nhưng lại ăn nhiều miến hoặc khoai củ thì không tốt. Khi thiếu kiến thức về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh.
– Chế độ ăn uống đúng sẽ làm glucose máu không tăng, hạn chế phải dùng thêm thuốc. Thậm chí không phải dùng thuốc nếu chưa có đái tháo đường lâm sàng.
– Hạn chế biến chứng xảy ra với chế độ ăn hạn chế glucose. Khi glucose máu quá cao đối với bệnh nhân tiểu đường dễ dẫn đến các biến chứng cấp tính.
2. Những thực phẩm dành cho người tiểu đường nên ăn
2.1 Đậu
Đậu chứa nhiều chất xơ và protein khiến bạn cảm thấy no lâu. Theo các nhà khoa học tại Canada, những người bổ sung thêm một hoặc nhiều cốc sữa đậu vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm huyết áp.
2.2 Bông cải xanh
Bông cải xanh và các loại thực phẩm họ cải khác như cải xoăn, cải bruxen…rất giàu sulforaphane. Đây là hợp chất chống viêm giúp kiểm soát đường trong máu và bảo vệ các mạch máu dễ bị tổn thương do bệnh tiểu đường.
2.3 Cá hồi – Thực phẩm dành cho người tiểu đường
Không chỉ giàu protein, cá hồi còn rất giàu axit béo omega-3, rất có lợi cho trái tim của bạn do giảm huyết áp và cải thiện nồng độ cholesterol. Các loại cá béo có chứa axit béo omega-3 như cá ngừ, cá thu và cá mòi, cũng rất tốt cho những người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ tim mạch cao.
Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh dạ dày ở đâu tốt?
2.4 Quế
Quế được chứng minh làm giảm cholesterol và giữ cho lượng đường trong máu ổn định hơn. Chỉ cần 1/4 muỗng cà phê quế mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện lượng đường trong máu và cholesterol.
2.5 Hạt quả khô – Thực phẩm dành cho người tiểu đường
Quả óc chó được chứng minh có tác dụng chống lại bệnh tim mạch đồng thời có thể cải thiện mức độ đường trong máu vì chúng có lượng chất béo không bão hòa đa cao. Những chất béo này giúp ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường và bệnh tim.
2.6 Bột yến mạch
Các loại ngũ cốc như yến mạch, tốt cho đường trong máu vì có nhiều chất xơ giúp cải thiện độ nhạy insulin. Yến mạch có chứa chất xơ dưới dạng beta-glucans giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách làm chậm sự phân hủy và hấp thu carbohydrate từ các loại thực phẩm khác bạn ăn.
2.7 Chế phẩm sữa
Ngoài việc cung cấp canxi và vitamin D, thực phẩm từ sữa còn cung cấp protein để ngăn cơn đói. Sữa, pho mát và sữa chua giúp ổn định lượng đường trong máu và ăn nhiều các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
3. Điều cần chú ý khi chuẩn bị thực phẩm dành cho người tiểu đường
– Chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ ngoài 3 bữa chính. Việc chia nhỏ bữa ăn ngoài 3 bữa chính sẽ giúp ổn định đường huyết, không làm đường huyết tăng cao sau khi ăn và không bị hạ thấp khi đói.
– Nên chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (Gl) thấp như là: gạo lứt, khoai củ,, rau xanh (400g/ngày). Các loại hoa quả ít ngọt như: ổi, táo, bưởi, thanh long, cam gọt vỏ không vắt nước uống.
– Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, sữa có đường, các loại hoa quả ngọt như: chuối, na, xoài, nhãn, mít,…
– Không nên cắt, thái thực phẩm quá nhỏ trong quá trình chế biến. Ngoài ra cũng không nên nấu, ninh thực phẩm quá nhừ. Bởi như vậy cơ thể sẽ tiêu hóa thực phẩm nhanh chóng. Việc hấp thụ nhanh khiến đường huyết tăng cao sau ăn và hạ đường huyết khi đói.
– Điều chỉnh chế độ ăn sao cho cân nặng không nhỏ hơn chiều cao bình phương x 20 và không lớn hơn chiều cao bình phương x 22. Thường xuyên theo dõi cân nặng để có thể điều chỉnh cho phù hợp.
– Cung cấp đầy đủ các chất như chất đạm, chất bột đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu bị viêm loét dạ dày và những kiến thức cơ bản
4. Quan niệm sai lầm với thực phẩm dành cho người tiểu đường
4.1 Quan niệm người bị bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn miến dong, không ăn cơm
Quan niệm người bệnh tiểu đường không ăn cơm, chỉ được ăn miến dong là hoàn toàn không chính xác. Bởi miến dong và cơm đều là 2 loại thực phẩm thuộc nhóm cung cấp chất đường bột. Trong đó chỉ số đường huyết của miến dong là 95 cao hơn gạo trắng là 83. Vậy nên ăn miến dong còn không tốt cho người bệnh tiểu đường hơn cơm.
4.2 Bệnh nhân đái tháo đường cần dừng ăn tinh bột
Đây cũng là một quan niệm không đúng. Không nên dừng ăn tinh bột đối với chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường, mà cần cân đối lượng tinh bột trong ngày để cung cấp từ 45 – 55% năng lượng cho cơ thể.
4.3 Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn mì tôm thay cơm
Quan niệm này cũng hoàn toàn không đúng. Mì tôm cũng nằm trong nhóm thực phẩm chứa nhiều bột đường, cần giảm tiêu thụ cho người bệnh tiểu đường. Khi ăn mì tôm cần cho thêm khoảng 150g rau xanh (rau cải, giá đỗ, rau cải cúc,…), thêm ít tôm hoặc thịt bò để cân đối các chất dinh dưỡng. Việc này cũng là cách hạ chỉ số đường huyết thấp hơn so với việc chỉ ăn mì tôm không.
Xây dựng thực phẩm dành cho người tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Không những đảm bảo an toàn cho các hoạt động cơ thể mà còn giúp đường huyết không bị tăng cao. Nếu cần tư vấn các vấn đề liên quan đến bệnh lý tiêu hóa, bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc. Liên hệ theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.