Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ phụ nữ nào. Nguyên nhân do tình trạng thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ khi mang thai, hậu quả gây ra tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ). Vậy nếu thai phụ phát hiện mình mắc tiểu đường thai kỳ thì có sinh thường được không? Cùng Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không
Bạn đang đọc: Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Rủi ro hay gặp khi sản phụ bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Có thể hiểu đơn giản, tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Đây là bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu, kể cả có trường hợp mẹ bầu chia sẻ mình bị nghén, không ăn uống được đồ béo, các món ngọt, nhưng khi đi xét nghiệm vẫn có kết luận mắc tiểu đường thai kỳ. Do vậy trong quá trình mang thai, các mẹ bầu không nên lơ là bất kỳ biểu hiện bất thường nào của cơ thể.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Thực tế, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện kịp thời sẽ có nguy cơ mắc phải nhiều biến chứng bất lợi không mong muốn cho sức khỏe của cả mẹ và con.Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, tỷ lệ thai nhi bị dị tật khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ cao hơn so với thai phụ thông thường.
Thai nhi có mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường có khả năng bị dị tật cao hơn các trẻ thường
Thai nhi có nguy cơ
• Mắc các dị tật bẩm sinh: ống thần kinh bị khiếm khuyết, bé có xương đuôi, không có não hoặc não úng thủy, đốt sống bị nứt, bệnh ở các cơ quan nội tạng như tim, gan, thận.
• Nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau này khi 19 đến 27 tuổi.
• Tăng tỉ lệ tử vong chu sinh đặc biệt sau đẻ do canxi máu, đẻ non,..
• Thai to, đẻ khó hoặc thai kém phát triển
• Đa ối
• Sảy thai hoặc thai chết lưu
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ gặp rất nhiều nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe
Sản phụ có nguy cơ
• Tăng biến chứng như rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, tổn thương mạch vành.
• Tiền sản giật, sản giật, rau bong non.
• Đẻ khó do thai to, sang chấn trong khi đẻ.
• Băng huyết sau sinh.
• Nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau này.
• Béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Sinh thường là mong muốn của hầu hết các bà mẹ bởi phương pháp này an toàn cho cả mẹ và bé. Nhưng trong nhiều trường hợp khách quan, bác sĩ chỉ định phải sinh mổ. Trong đó có trường hợp do thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh thường bình thường theo chỉ định của bác sĩ.
Thời điểm sinh đối với sản phụ bị tiểu đường thai kỳ
Dựa trên kết quả khám thai, siêu âm định kỳ, các bác sĩ sản khoa sẽ quyết định thời gian sinh phù hợp nhất cho sản phụ. Trong trường hợp kiểm soát tốt lượng đường và không phát hiện biến chứng, thai phụ nên sinh vào tuần thứ 38-41 để phòng ngừa một số rủi ro khi người bệnh tiểu đường thai kỳ sinh non, gây nhiều biến chứng như suy hô hấp do phổi của bé chưa trưởng thành.
Tuy nhiên nếu siêu âm phát hiện thai nhi đã phát triển lớn thì có thể tiến hành sinh trước tuần thứ 38. Trong trường hợp, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sinh non trước tuần 37 thì nên trì hoãn thời điểm sinh đến tuần 38 – 41, cố gắng tránh phương pháp đẻ mổ.
Sản phụ bị tiểu đường thai kỳ nên sinh vào tuần thứ 38 – 41 để phòng ngừa tối đa rủi ro
Nên sinh thường hay sinh mổ với sản phụ bị tiểu đường?
Điều này được quyết định bởi việc xem xét lượng đường huyết của mẹ bầu có được duy trì ổn định trước khi sinh hay không. Nếu đường huyết ở mức cho phép, sản phụ hoàn toàn có thể sinh thường bình thường. Ngược lại, nếu đường huyết quá cao, bắt buộc bác sĩ phải chỉ định sinh mổ để tránh làm ảnh hưởng đến sự an toàn ra đời của bé.
Yếu tố nữa quyết định việc sản phụ có thể sinh thường là dựa vào quá trình siêu âm, nếu sau siêu âm nhận thấy phổi của thai nhi đã trưởng thành thì sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường như sản phụ khác. Tuy nhiên nếu thăm khám lâm sàng và làm siêu âm thấy thai to thì nên cân nhắc mổ đẻ nếu không có thể gây ra một số rủi ro:Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không
- Em bé lớn lên sẽ bị trật khớp vai, chấn thương.
- Thai nhi bị ngạt thở do thiếu oxy.
- Suy tim thai do sinh thường gặp khó khăn, thời gian sinh kéo dài.
Vì thế trong quá trình thai phụ chuyển dạ vẫn cần tiếp tục theo dõi tim thai và điều chỉnh đường huyết. Bên cạnh đó, đẻ chỉ huy là một phương án khác vừa hỗ trợ cho mẹ sinh thường nhờ vào thuốc kích thích chuyển dạ được truyền vào đường sinh dưới, vừa giảm được tỷ lệ xảy ra biến chứng nghiêm trọng xuống thấp hơn.
Các lưu ý khi sinh con với bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ
Các nguy cơ cơ thể xảy đến với trẻ sơ sinh của sản phụ bị tiểu đường thai kỳ trong tuần đầu sau sinh có thể kể đến:
Suy hô hấp
Con của những sản phụ này có nguy cơ cao bị suy hô hấp do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh, bệnh có thể nặng và nguy cơ tử vong cao. Dấu hiệu nhận biết trẻ suy hô hấp cấp là thở rất nhanh, trên 60 lần/phút, khò khè, co kéo lồng ngực và cả bụng, da tím tái,..Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của y khoa, các xét nghiệm nước ối cũng giúp nhận biết phổi em bé đã hoàn toàn trưởng thành hay chưa để hạn chế những trường hợp của tiểu đường thai kỳ sinh non.
Hạ đường huyết
Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị hạ đường huyết trong vòng 48 giờ đầu sau sinh, đường huyết có khi thấp dưới 1,7 mmol/l. Dấu hiệu thường gặp ở thai nhi bị hạ đường máu là:
- Hôn mê thay vì cất tiếng khóc lớn khi chào đời
- Có thể ngưng thở hoặc thở nhanh, gấp gáp
- Cơ thể tím tái, xuất hiện hiện tượng co giật
Cũng có trường hợp em bé tuy bị hạ đường máu nhưng trông vẫn khỏe mạnh. Phòng ngừa bằng cách cho bé uống nước đường hoặc sonde dạ dày sau khi sinh khoảng 1 giờ. Nếu những cách trên không phát huy tác dụng thì có thể cho trẻ truyền glucose qua đường tĩnh mạch.
Một số rối loạn khác
Hạ canxi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da), đa hồng cầu và ăn kém,…
Tìm hiểu thêm: Bà bầu thiếu sắt có sao không , bổ sung thế nào
Mẹ bầu nên đến bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra lượng đường huyết
Tóm lại nếu người mẹ kiểm soát tốt lượng đường huyết cho đến khi sinh thì hoàn toàn có thể sinh thường và yên tâm về sức khỏe của em bé. Do vậy mẹ cần đến cơ sở y tế uy tín để được theo dõi và hướng dẫn kiểm tra đường huyết. Sau khi sinh, sản phụ vẫn nên đi kiểm tra và tầm soát tiểu đường thai kỳ vào tuần 24 – 28 trong những lần mang thai tiếp theo.
Hướng dẫn chăm sóc và chế độ ăn uống dành cho người bị tiểu đường thai kỳ sau sinh
Thực chất tiểu đường thai kỳ chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian. Sau khi em bé chào đời, cơ thể người mẹ sẽ dần hồi phục, thông thường sau khoảng 2 – 3 tuần sau sinh đường huyết sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên trong khoảng thời gian đầu, người mẹ có thể cảm thấy rất mệt mỏi, vậy nên lời khuyên trong giai đoạn này đó là:
• Nên chia sẻ, trò chuyện với người thân, chồng để tâm lý luôn thoải mái, tránh căng thẳng
• Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm và một cữ buổi trưa từ 45 – 60 phút: Thiếu ngủ vào ban đêm cũng là một nguyên nhân dẫn đến lượng đường tăng cao. Do đó người mẹ nên cố gắng thư giãn thoải mái để có giấc ngủ đêm tốt hơn.
• Nên cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ trong khoảng 6 tháng đầu bởi nó có thể giúp giảm cân nặng sau sinh và giảm lượng đường trong máu.
• Hoạt động thể chất: Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ, tắm nước ấm, đọc sách, tập yoga để lấy lại vóc dáng và nâng cao sức khỏe.
• Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, ít nhất trong vài tuần đầu cho đến khi chắc chắn đường huyết của bạn đã trở về bình thường.
Lên thực đơn ăn uống lành mạnh, đảm bảo dưỡng chất cho mẹ bầu sau sinh
Hoạt động thể chất nhẹ nhàng để lấy lại vóc dáng và giúp tinh thần thoải mái hơn
Sản phụ bị mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2 sau 3 – 5 năm và nguy cơ tái mắc bệnh trong lần mang thai tiếp theo. Em bé trong bụng cũng bị ảnh hưởng và cũng có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh đái tháo đường sau này khi 15 – 27 tuổi. Vì vậy một chế độ sống và ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng là rất cần thiết cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sau sinh
Chế độ dinh dưỡng sau sinh dành cho người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Ăn sáng đầy đủ
Nên chọn bữa sáng có GI thấp (không chọn thực phẩm GI cao như ngũ cốc bọc đường vì nó có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu. Cháo là sự lựa chọn lý tưởng vì nó giải phóng năng lượng chậm và đều. Hoặc mẹ có thể chọn các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám với một phần thực phẩm nhỏ giàu protein như trứng luộc hoặc sữa chua không đường là đã đủ đảm bảo một bữa sáng lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất.
Ăn nhiều loại thực phẩm trong ngày
Mẹ nên đa dạng hóa nhiều loại thực phẩm để làm món ăn hấp dẫn hơn, kích thích ăn uống.
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ
Những thức ăn giàu chất xơ gồm: trái cây tươi và rau quả, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, đậu, ngũ cốc,..
Ăn nhiều lần trong ngày
Vì chế độ ăn giảm tinh bột và các chất béo nên cơ thể sẽ đói khá nhanh, vậy nên thay vì ăn 3 bữa một ngày, mẹ có thể ăn thành 5 – 6 bữa. Nên hạn chế các loại trái cây nhiều đường như dưa hấu, nhãn, sầu riêng,..
Cắt giảm bớt tinh bột nên các mẹ các thể uống bù sữa bầu, hoặc sữa tươi không đường.
Các thực phẩm được bác sĩ khuyến khích ăn gồm có rong biển, cà rốt, các loại đậu xanh, đỏ, đen, đậu nành,…
Cắt giảm chất béo bão hòa
Khi chế biến thực phẩm nên được nướng, hấp, luộc thay vì chiên xào. Mẹ cũng có thể ăn nhẹ với các loại hạt, giàu chất béo không bão hòa thay vì socola sữa.
>>>>>Xem thêm: Ra máu khi mang thai tháng đầu do đâu?
Rau củ quả giàu chất xơ là một trong những thực phẩm cần bổ sung sau sinh cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về việc “tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không”, người đọc có thể để lại bình luận bên dưới bài viết. Ngoài ra hiện nay bệnh viện ĐKQT Thu Cúc triển khai rất nhiều gói dịch vụ thai sản trọn gói, phù hợp với nhu cầu, ngân sách của mọi gia đình. Dịch vụ tại Thu Cúc sẽ giúp quá trình mang thai của phụ nữ trở nên đơn giản, an toàn hơn hết bởi sự tư vấn và điều trị đến từ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm.
Mọi thông tin chi tiết về các gói dịch vụ thai sản trọn gói, Quý khách hàng vui lòng liên hệ HOTLINE 0936 388 288 hoặc Tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn.