Trẹo chân là một chấn thương thường gặp khi bạn vận động, chơi thể thao, đi giày cao gót,… Chúng ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt thường ngày của người bệnh vì thế câu hỏi bị trẹo chân bao lâu thì khỏi được không ít người thắc mắc.
Bạn đang đọc: Bị trẹo chân bao lâu thì khỏi?
1. Làm gì khi bị trẹo chân?
Trẹo chân là một chấn thương thường gặp khi bạn vận động, chơi thể thao, đi giày cao gót,…
Trẹo chân có thể dẫn đến hậu quả trật khớp, giãn dây chằng, bong gân,… gây cảm giác đau vùng cổ chân. Có thể phân biệt giữa trật khớp và bong gân bằng cách khi bạn bị trật khớp thì sẽ không thể cử động được cổ chân còn bong gân thì bạn vẫn có thể cử động nhẹ. Lúc này bạn cần:
– Không di chuyển để tránh các lực tác động lên vết thương, ngồi im tại chỗ nghỉ ngơi và kê cao chân để vùng cổ chân không bị ảnh hưởng.
– Dùng đá chườm lên vết thương để giảm đau. Nếu bị trật khớp, tuyệt đối không được cố nắn hoặc cố gắng chỉnh khớp vì có thể khiến cho tình trạng trật khớp thêm nặng nề hơn nếu không nắn đúng cách. Lưu ý chỉ được chườm lạnh không được chườm nóng để tránh sưng, phù nề.
– Tiếp theo, nhờ bạn bè đưa tới bác sĩ để kịp thời xử lý chấn thương. Người bệnh không nên chủ quan cố gắng chịu đựng để vết thương tự lành. Vì nếu bị nặng mà không được điều trị sớm, chấn thương có thể dẫn đến một số biến chứng khá nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh xương khớp
Trẹo chân có thể dẫn đến hậu quả trật khớp, giãn dây chằng, bong gân,… gây cảm giác đau vùng cổ chân.
2. Trẹo chân bao lâu thì khỏi?
Thời gian điều trị trẹo chân tùy thuộc vào loại chấn thương (trật khớp, bong gân,…), phụ thuộc tình trạng nặng nhẹ của chấn thương cổ chân như thế nào và cách xử trí ban đầu ra sao.
Nếu trẹo chân gât trật khớp, thông thường thời gian lành của chấn thương này dao động trong khoảng thời 2 tuần đến 2 tháng. Khi điều trị chấn thương cổ chân có thể áp dụng làm tại nhà, tuy nhiên bạn nên làm đúng thứ tự các bước mà bác sĩ hướng dẫn và hạn chế vận động để đạt được hiệu quả chữa chấn thương cổ chân nhanh chóng.
Trong trường hợp bị bong gân, tùy từng mức độ bong gân cổ chân mà có thể ảnh hưởng đến thời gian bình phục. Dưới đây là các mức độ tổn thương của bong gân cổ chân:
>>>>>Xem thêm: Đau cơ hàm nhai là bệnh gì?
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi bị trẹo chân
Mức độ 1: gân bị kéo dài ra, một số ít bó sợi bị đứt.
Mức độ 2: khớp không bị tổn thương nhưng nhiều bó sợi bị đứt, tổn thương mau lành, ít gây biến chứng.
Mức độ 3: dây chằng bị tách ra khỏi đầu xương, dẫn đến lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng.
Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, người bệnh có thể bắt đầu vận động trở lại.
Bong gân độ 2 và 3 người bệnh phải băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng.