Khi bị gãy xương có nên ăn thịt gà không? Hay nên ăn những thực phẩm gì và nên tránh những thực phẩm gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Dưới đây là bài giải đáp về những thắc mắc này mời bạn tham khảo.
Bạn đang đọc: Người bị gãy xương có nên ăn thịt gà không?
Bị gãy xương có nên ăn thịt gà không?
Theo quan niệm Đông y thì không chỉ người bị gãy xương mà cả những người có vết thương hở hoặc sau mổ không nên ăn thịt gà. Bởi nếu ăn có thể khiến bệnh tình nặng hơn. Tuy nhiên điều này chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cả.
Bị gãy xương có nên ăn thịt gà không?
Theo các bác sỹ chuyên khoa xương khớp của Bệnh viện Thu Cúc cho biết: ” Những bệnh nhân sau mổ về xương khớp nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và canxi để vết thương nhanh liền và cơ thể mau hồi phục trong đó có thịt gà”.
-> Như vậy, theo quan niệm Tây y người bệnh vẫn có thể sử dụng thịt gà trong thực đơn hàng ngày để giúp cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Tuy nhiên việc có nên ăn thịt gà hay không và mức độ nhiều ít, thời gian nào nên ăn? Còn tùy thuộc vào từng tình trạng mức độ hay cơ địa cụ thể của từng người. Do vậy bệnh nhân cần được thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người bị gãy xương nên ăn gì?
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân đau khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân
>>>>>Xem thêm: Thoái hóa khớp từ tuổi 40
Nên bổ sung thực phẩm giàu canxi và hàm lượng dinh dưỡng cao
Như ở trên đã nói người bị gãy xương nói riêng, bệnh nhân sau phẫu thuật nói chung nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như xương sụn, xương sườn, tôm, cua, cá… Và các loại sữa bổ sung hàm lượng canxi , protein cho xương. Bạn có thể bổ sung các món ăn từ thịt gà sau khi vết thương lành hẳn để bồi dưỡng cơ thể.
Người bị gãy xương không nên ăn gì?
Thông thường người bị gãy xương thể trạng yếu cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để nhanh phục hồi. Tuy nhiên bên cạnh đó, người bị gãy xương thường bị tụ máu nên cần kiêng ăn những thực phẩm như đường bột khó tiêu như thịt chó, thịt trâu, gạo nếp…. để tránh tích độc sẽ khiến vết thương mưng mủ lâu lành và có thể để lại sẹo.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.