Khạc đờm có máu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, lượng máu có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu có hiện tượng bất thường này bạn nên đến bệnh viện để thăm khám bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng.
Bạn đang đọc: Khạc đờm có máu – cẩn thận kẻo ung thư vòm họng
1. Những nguyên nhân gây khạc đờm có máu
Khạc đờm có máu là tình trạng cảnh báo nhiều căn bệnh liên quan đến miệng, họng, các bệnh đường hô hấp hoặc bệnh trong tuần hoàn máu phổi.
Có nhiều nguyên nhân gây khạc đờm có máu
Khạc đờm có máu có thể liên quan đến nhiều bệnh lý như:
- Viêm phổi
- Viêm thanh quản
- Viêm phế quản
- Lao phổi
- Viêm amidan
- Ung thư phổi
- Ung thư vòm họng…
Trong số các nguyên nhân có thể gây khạc đờm có máu thì ung thư phổi, ung thư vòm họng là những nguyên nhân cực kì nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị bệnh kịp thời.
Riêng với bệnh ung thư vòm họng, nguyên nhân gây nên tình trạng đờm có máu xuất phát từ khối u trong vòm họng liên tục phát triển, xâm lấn vòm mũi gây hoại tử và làm vỡ các mạch máu gây tình trạng chảy máu. Bệnh nhân có hiện tượng chảy máu cam hay chất nhầy mũi có dính máu. Người bệnh có thể nuốt nước mũi, nhổ ra đường miệng kết hợp với tình trạng ho có đờm làm xuất hiện triệu chứng đờm có máu này.
Thực tế, khạc ra đờm có máu thường xuất hiện ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển và di căn nên bạn cần phải đặc biệt cảnh giác. Đặc biệt nếu bạn có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh như nhiễm vi rút EBV, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, nghiện rượu bia, các loại thức ăn lên men như cà muối, dưa muối…
2. Các dấu hiệu khác cảnh báo ung thư vòm họng
Các biểu hiện ung thư vòm họng đều khá khó phát hiện do các triệu chứng bệnh thường là biểu hiện của các cơ quan lân cận như mũi, thần kinh, hạch… Hãy cảnh giác nếu bạn có các biểu hiện lạ khác như:
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ung thư đại tràng qua chia sẻ của bệnh nhân
>>>>>Xem thêm: Ung thư tuyến giáp dạng nhú là gì, có nguy hiểm không?
Đau đầu cũng là một trong những triệu chứng ung thư vòm họng thường gặp
- Đau đầu: lúc đầu chỉ đau đầu nhẹ sau đau tăng lên dữ dội, đau lan từ nửa bên này sang bên đối diện.
- Ù tai: lúc đầu chỉ ù một bên sau u liên tục cả hai bên, thính giác giảm
- Ngạt mũi: ngạt mũi một bên sau ngạt mũi liên tục, có chảy mủ lẫn máu
- Nổi hạch góc hàm: hạch lúc đầu nhỏ rắn sau lớn dần theo thời gian, kích thước kém di động.
- Liệt các dây thần kinh sọ: khối u lan vào nền sọ làm liệt các dây thần kinh sọ…
3. Chẩn đoán ung thư vòm họng như thế nào?
Khi có biểu hiện nghi ngờ ung thư vòm họng kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
- Chẩn đoán tế bào bằng cách chọc hút đối với vùng hạch cổ, chẩn đoán giải phẫu bệnh lý bằng bấm sinh thiết vòm qua đường mũi và họng miệng
- Chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính
- Soi vòm có thể quan sát các tổn thương như tổ chức sùi mủn, nát, loét, thâm nhiễm dễ chảy máu…