Chào bác sĩ! Xin được hỏi bác sĩ dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan B là gì? Có phải vàng da vàng mắt là nhiễm viêm gan B không ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan B
(Đức Huy – Đông Anh, Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục tư vấn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi “Dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan B” của bạn như sau:
Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do siêu vi khuẩn viêm gan loại B (HBV) gây ra. Đối với một số người, nhiễm viêm gan B tiến triển thành mạn tính, tức là kéo dài hơn 6 tháng. Viêm gan B mạn tính làm tăng nguy cơ phát triển suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nhiễm virút viêm gan B mãn khá cao (15-20%).
Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do siêu vi khuẩn viêm gan loại B (HBV) gây ra
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan B
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan B từ nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào thể viêm gan B (cấp tính hay mạn tính thể ngủ yên, thể người lành mang bệnh, thể họa động), thể trạng từng người.
Biểu hiện viêm gan B thường xuất hiện khoảng từ 1 đến 4 tháng sau khi nhiễm bệnh. Một số trường hợp – thường là trẻ nhỏ – có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.
Nhìn chung, các dấu hiệu viêm gan B có thể bao gồm:
- Đau bụng
- Nước tiểu đậm màu
- Sốt
- Đau khớp
- Ăn mất ngon
- Buồn nôn và nôn
- Mệt mỏi
- Vàng da và vàng mắt
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu những dấu hiệu viêm lợi trùm
>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp: Phụ nữ bị rong kinh thì có thai không?
Ngứa da, vàng da vàng mắt cảnh báo viêm gan B
Nếu xuất hiện những triệu chứng nêu trên, bạn nên đến ngay bác sĩ để được tư vấn và chuẩn đoán bệnh viêm gan B và có những cách phòng tránh, điều trị hợp lý.
- Nếu ở thể hoạt động, cần được điều trị thuốc thích hợp ngay lập tức.
- Nếu ở thể ngủ yên hay thể người lành mang mầm, cần theo dõi định kỳ mỗi 6-12 tháng xét nghiệm đánh giá chức năng gan và mức độ hoạt động của virút để phát hiện kịp thời khi bệnh chuyển sang thể hoạt động.
- Ngoài ra, cần tránh xa rượu bia; hạn chế thức ăn chứa nhiều chất sắt (thịt bò, lòng đỏ trứng, rau có màu xanh đậm); uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.