Những tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi thường gặp phải như mệt mỏi, buồn nôn và nôn, rụng tóc, thiếu máu, tiêu chảy… Những tác dụng phụ này gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì thế người bệnh cần chú ý ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc bản thân đúng cách để giảm dần biến chứng khi điều trị ung thư.
Bạn đang đọc: Những tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi
Những tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi
Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào bình thường ở phổi biến đổi thành tế bào bất thường và không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Bệnh thường gặp ở cả 2 giới và có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Với ung thư phổi, phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tùy vào giai đoạn bệnh, mức độ và tình trạng sức khỏe, độ tuổi của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Dù điều trị bằng phương pháp nào, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn
Dù điều trị bằng phương pháp nào, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, các tác dụng phụ hay gặp nhất chủ yếu sau hóa trị.
Buồn nôn và nôn
Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất ở tất cả các bệnh nhân ung thư. Mức độ nôn tùy thuộc vào loại thuốc hóa trị và cơ thể người bệnh, có thể nôn nhiều hoặc nôn ít, nôn có thể kéo dài vài ngày kèm theo các biểu hiện khác như chán ăn, mất cảm giác ngon miệng…
Để giảm tác dụng phụ này, người bệnh cần:
- Nên ăn chậm, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Tránh những thực phẩm có mùi nồng hoặc những thực phẩm quá ngọt, chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng…
- Tránh ăn uống ít nhất là một vài giờ trước khi vào hóa trị nếu bạn thường bị buồn nôn trong quá trình điều trị
Tìm hiểu thêm: Phương pháp điều trị u nang ác tính buồng trứng
Buồn nôn và nôn là một trong những tác dụng phụ thường gặp ở người bệnh ung thư phổi
Rụng tóc
Các loại thuốc hóa trị trong điều trị ung thư phổi có thể gây hiện tượng rụng tóc. Tình trạng này khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, buồn phiền. Thế nhưng tình trạng rụng tóc sẽ được khắc phục dần sau khi kết thúc hóa trị hoặc người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm tác dụng phụ này:
- Sử dụng dầu gội đầu loại nhẹ
- Dùng bàn chải mềm để chải tóc
- Tránh ép, nhuộm, uốn tóc
- Sử dụng tóc giả
Mệt mỏi
Tùy vào giai đoạn và sức khỏe của từng người bệnh ung thư phổi mà mức độ mệt mỏi khác nhau. Có trường hợp mệt mỏi ít nhưng cũng có trường hợp mệt mỏi thường xuyên.
Để giảm dần tình trạng này, người bệnh có thể:
- Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động mạnh
- Không nên thức khuya, cần ngủ đúng giờ, đủ giấc
- Chú ý tâm sinh lý cần thoải mái, tránh suy nghĩ nhiều, lo âu mà ảnh hưởng tới sức khỏe
- Khi bạn ngồi hay nằm xuống, xin ngồi dậy hay đứng dậy từ từ để tránh bị chóng mặt.
>>>>>Xem thêm: Cảnh giác trước 4 triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn đầu
Người bệnh có thể thường xuyên gặp phải tình trạng mệt mỏi
Ngoài ra, trong quá trình điều trị ung thư phổi, người bệnh có thể còn gặp phải một số tác dụng phụ khác như thiếu máu, thay đổi thói quen đại tiện (tiêu chảy)…
Người bệnh không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình hồi phục bệnh. Người nhà bệnh nhân cần quan tâm, động viên và chia sẻ với người bệnh, giúp người bệnh thư giãn thoải mái, lạc quan sống.
Ung thư phổi nếu được điều trị tích cực, đúng phương pháp sẽ giúp kiểm soát và tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hiện đang hợp tác chuyên môn với đội ngũ bác sĩ giỏi đến từ Singapore như TS. BS Lim Hong Liang – chuyên gia nổi tiếng trong điều trị ung thư phổi và các bệnh ung thư đầu – mặt – cổ. Bác sĩ sẽ giúp tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả cho người bệnh.