Cách nhận biết xương chậu hẹp và những ảnh hưởng tới chị em

Tùy vào cơ địa của từng người sẽ có người xương chậu rộng, có trường hợp xương chậu hẹp. Vậy cách nhận biết xương chậu hẹp như thế nào và xương chậu hẹp có ảnh hưởng gì không?
Theo các chuyên gia cơ xương khớp, xương chậu có diện tích cấu tạo lớn nhất trong hệ thống xương của cơ thể. Xương chậu nối cột sống với xương đùi và trải đều trọng lượng của cơ thể từ đỉnh đầu xuống thắt lưng. Xương chậu có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ cơ thể và bao bọc cơ quan sinh sản.

Bạn đang đọc: Cách nhận biết xương chậu hẹp và những ảnh hưởng tới chị em

Đối với phụ nữ, xương chậu có đặc trưng là rộng và nông, giúp bao trọn lấy các cơ quan nội tạng khác như tử cung, buồng trứng, đường ruột, bàng quang. Khi phụ nữ mang thai, xương chậu còn có vai trò quan trọng là bảo vệ thai nhi.

Cách nhận biết xương chậu hẹp

Cấu tạo của xương chậu ở mỗi phụ nữ là giống nhau, tuy nhiên tùy vào cơ địa từng người, sẽ có người xương chậu rộng, có người xương chậu hẹp.

Hẹp khung xương chậu là tình trạng khung chậu bị hẹp ở một hay nhiều đường kính của tiểu khung hoặc bị biến dạng, làm cho cấu trúc xương chậu không đủ rộng để thai nhi có kích thước trung bình có thể lọt qua. Vì thế gây khó khăn cho quá trình sinh nở.

Cách nhận biết xương chậu hẹp và những ảnh hưởng tới chị em

Hẹp khung xương chậu thường gặp ở phụ nữ thấp bé, lùn, bị còi xương từ bé

Ai dễ bị hẹp xương chậu?

Khung xương chậu hẹp hay gặp ở những phụ nữ:

  • Nhỏ bé, thấp lùn (chiều cao dưới 1,45m)
  • Di chứng của bệnh còi xương từ bé
  • Từng mắc bệnh viêm khớp, bại liệt

Khi mang thai, các bác sĩ có thể thăm khám, xác định mẹ bầu có khung xương chậu hẹp hay rộng qua đo khung xương.

Các trường hợp hẹp khung xương chậu

Thông thường, hẹp khung xương chậu được chia làm 3 dạng là hẹp eo trên, hẹp eo giữa và hẹp eo dưới.

  • Hẹp eo trên: là tình trạng đường kính mỏm nhô hậu vệ nhỏ hơn hoặc bằng 10 cm, hoặc đường kính ngang lớn hơn 12cm. Nếu cả 2 đường kính này đều hẹp thì càng khó sinh con.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bệnh Gút và triệu chứng

Cách nhận biết xương chậu hẹp và những ảnh hưởng tới chị em

Khung xương chậu bị hẹp gây khó khăn cho quá trình sinh nở

  • Hẹp eo giữa: là tình trạng khá phổ biến. Đây là khiếm khuyết xảy ra khi tổng số đường kính liên gai hông và đường kính dọc sau bằng hoặc nhỏ hơn 13,5cm, đường kính liên gai hông nhỏ hơn 8cm.
  • Hẹp eo dưới: là hiện tượng đường lưỡi ụ ngồi dưới 8cm hay góc vòm vệ nhỏ hơn 90 độ. Theo khảo sát thì những chị em bị hẹp eo dưới thường bị hẹp eo giữa kèm theo.

Ảnh hưởng của xương chậu hẹp tới cơ thể chị em

Khung xương chậu là một cái ống bằng xương mà khi đẻ nhất thiết thai nhi phải đi qua. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà chị em lại có khung xương chậu hẹp. Việc hẹp khung xương chậu ở dạng nào cũng gây khó khăn cho quá trình sinh nở tự nhiên qua đường âm đạo. Vì thế với những chị em khó sinh thường, bác sĩ sẽ can thiệp bằng phương pháp mổ lấy thai.

Cách nhận biết xương chậu hẹp và những ảnh hưởng tới chị em

>>>>>Xem thêm: Đau xương mu có phải sắp sinh? nhiều mẹ bầu quan tâm

Với nữ giới có xương chậu hẹp cần phải mổ lấy thai

Ngoài ra, xương chậu hẹp còn để lại nhiều hậu quả nặng nề. Ảnh hưởng tới cơ thể và sức khỏe của mẹ, thai nhi.

  • Tăng khả năng bị biến dạng đầu thai
  • Tăng tỷ lệ sa dây rốn nhiều hơn bình thường
  • Quá trình chuyển dạ kéo dài hoặc ngưng tiến triển
  • Gây bất thường cơn co tử cung
  • Tăng khả năng bị nhiễm trùng, vỡ tử cong hoặc gây ra lỗ dò bàng quang trực tràng, âm đạo sau sinh

Xương chậu hẹp là một khiếm khuyết và khung xương chậu, gây khó khăn cho chị em trong quá trình sinh nở. Vì thế, chị em bị hẹp khung xương chậu cần thăm khám thai kỳ đều đặn để được bác sĩ tư vấn hướng chăm sóc và sinh nở an toàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *