Polyp dạ dày và nguy cơ biến chứng thành ung thư 

Polyp dạ dày thuộc nhóm bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp, có tỷ lệ mắc cao hơn ở những người 45 tuổi trở lên. Một trong những thắc mắc được đông bảo mọi người quan tâm là polyp có biến chứng thành ung thư không? Hãy cùng tìm hiểu.

Bạn đang đọc: Polyp dạ dày và nguy cơ biến chứng thành ung thư 

1. Polyp dạ dày và nguyên nhân hình thành

1.1. Polyp dạ dày là gì?

Polyp là khối tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Đa phần tổ chức này đều lành tính và không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào. Người bệnh thường phát hiện mắc polyp khi thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên. Trong một số trường hợp, khi polyp phát triển kích thước lớn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa; tắc đường giữa dạ dày xuống ruột non, thiếu máu,…

Polyp dạ dày và nguy cơ biến chứng thành ung thư 

Hình ảnh polyp ở dạ dày được phát hiện qua nội soi đường tiêu hóa trên.

1.2. Nguyên nhân hình thành polyp dạ dày

Polyp là kết quả hình thành để phản ứng với những tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới polyp, phải kể tới những nguyên nhân phổ biến gồm:

– Viêm dạ dày mạn tính: Tình trạng này dẫn đến hình thành của các polyp và u tuyến tăng sản. Đa phần trong số đó đều là lành tính, không có khả năng phát triển thành ung thư, ngoại trừ những tế bào loạn sản lớn hơn 1cm.

– Bệnh đa polyp gia đình: Đây là một hội chứng mang tính di truyền hiếm gặp, khiến một số tế bào nhất định trên niêm mạc dạ dày hình thành polyp (polyp tuyến cơ). Bệnh đa polyp tuyến gia đình có thể gây ra u tuyến.

– Lạm dụng một số loại thuốc dạ dày: Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc ức chế bơm proton để giảm axit dạ dày sẽ dễ dẫn tới hình thành các polyp tuyến cơ. Những polyp này thường có kích thước nhỏ và hầu như không đáng lo ngại.

– Ngoài ra, nguyên nhân hình thành polyp khác như nhiễm khuẩn HP, do bệnh viêm loét bao tử hoặc do thiếu máu ác tính.

2. Polyp dạ dày có biến chứng thành ung thư không?

Như đã nói ở trên, polyp đa phần là lành tính nhưng thực tế vẫn có tỷ lệ các polyp biến đổi tế bào phát triển thành ác tính (ung thư). Có 3 nhóm polyp chính và nguy cơ biến chứng ung thư của từng loại cũng khác nhau. Cụ thể:

– Polyp tăng sản: đây là loại phổ biến nhất. Polyp tăng sản tạo thành như một phản ứng viêm mạn tính trong các tế bào lót mặt trong của bao tử. Tổ chức này hầu hết không có khả năng trở thành ung thư dạ dày. Nhưng những polyp lớn hơn 2cm đường kính thì có nguy cơ trở thành ung thư.

– Polyp tuyến: thường gặp ở những người bị hội chứng di truyền hiếm được gọi là bệnh polyp u tuyến gia đình hoặc người thường xuyên dùng thuốc làm giảm axit trong dạ dày (thuốc ức chế bơm proton). Polyp tuyến được tạo thành từ các tế bào tuyến trên lớp niêm mạc bên trong của bao tử và nên cắt bỏ chúng vì có thể trở thành ung thư.

– U tuyến (Adenoma): Được hình thành từ các tế bào tuyến trên lớp niêm mạc bên trong của dạ dày. U tuyến là loại phổ biến nhất của polyp dạ dày, nhưng cũng là loại có nhiều khả năng trở thành ung thư. U tuyến có liên quan đến viêm dạ dày và bệnh polyp u tuyến có tính chất gia đình.

Tìm hiểu thêm: Ợ nóng ngực: Nguyên nhân, triệu chứng và cách đẩy lùi

Polyp dạ dày và nguy cơ biến chứng thành ung thư 

Tùy từng loại polyp sẽ có nguy cơ biến chứng ác tính khách nhau.

3. Điều trị polyp dạ dày thế nào?

Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể.

– Nếu là những khối polyp nhỏ mà không phải u tuyến có thể không cần điều trị. Các khối u thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng và hiếm khi trở thành ung thư. Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên nội soi định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh đều đặn.

– Đối với những khối polyp kích thước lớn hơn 0,5cm nên cắt bỏ. Đặc biệt với trường hợp người bệnh có nhiễm khuẩn H. pylori dương tính thì cần được điều trị tốt HP bằng thuốc kháng sinh. Điều trị khỏi nhiễm H. pylori có thể làm cho polyp tăng sản biến mất và cũng có thể ngăn chặn khối u tái phát.

Polyp dạ dày và nguy cơ biến chứng thành ung thư 

>>>>>Xem thêm: Cách giảm đau viêm loét dạ dày hiệu quả bạn nên biết

Bác sĩ thực hiện can thiệp cắt polyp qua nội soi.

4. Lời khuyên từ chuyên gia trong việc tầm soát polyp biến chứng ung thư

Hiện nay, nội soi dạ dày – đại tràng đặc biệt là nội soi dạ dày – đại tràng bằng ống mềm có gây mê là phương pháp giúp chẩn đoán, phát hiện và tầm soát ung thư đường tiêu hóa đã được cả thế giới công nhận. Các chuyên gia khuyến cáo, những đối tượng sau đây cần chủ động thực hiện nội soi tầm soát ung thư gồm có:

– Gia đình có người ung thư ống tiêu hoá

– Môi trường sống có nhiều người mắc bệnh ung thư

– Có nguy cơ ung thư ống tiêu hoá như: tiền sử loét thực quản, loét dạ dày, dị sản ruột có loạn sản, polyp đại trực tràng loạn sản cao, có các kết quả xét nghiệm bất thường như: CA 72-4, CEA, Pepsinogen

– Có các triệu chứng biểu hiện bệnh lý ống tiêu hoá như: nôn ra máu, đại tiện phân có máu, phân có nhầy,…

– Gầy sút cân, thiếu máu,…

– Thường xuyên sử dụng thức ăn, đồ uống có nguy cơ gây bệnh lý ống tiêu hoá

– Nhu cầu tầm soát sớm ung thư.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, mỗi người từ 45 tuổi kể cả khi không xuất hiện dấu hiệu tiêu hóa bất thường nào cũng nên chủ động nội soi tầm soát bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là polyp dạ dày – đại trực và ung thư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *