Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến và đang có xu hướng ngày càng gia tăng số người mắc bệnh. Chế độ ăn uống là nguyên nhân hàng đầu gây nên những triệu chứng của bệnh và nguy cơ biến chứng. Vì vậy đau dạ dày nên ăn gì là vấn đề nhiều người băn khoăn cần được giải đáp cụ thể.
Bạn đang đọc: Đau dạ dày nên ăn gì và CẦN phải LƯU Ý những gì?
Đau dạ dày nên ăn gì?
Người bệnh dạ dày nên bổ sung những loại thực phẩm làm giảm axit tiêu hóa, xoa dịu cơn đau và hỗ trợ phục hồi tổn thương dạ dày nhanh chóng. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng chia 4 nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh dạ dày như sau:
– Nhóm thực phẩm làm giảm axit dạ dày nên ăn: các loại bánh mì, bánh bông lan, bánh xốp,.. nhóm thức ăn có nhiều tinh bột như củ khoai, gạo nếp, bột sắn. Chúng giúp lớp thành dạ dày không bị tấn công bởi lượng axit dư thừa.
– Bị đau dạ dày nên ăn những món có tác dụng trung hòa dịch vị: sữa, trứng chính là lựa chọn phù hợp cho bạn. Hàng ngày uống 2-3 cốc sữa nóng, nên dùng au bữa cơm khoảng 1 tiếng, không uống khi đang đói bụng. CÒn trừng thì xhees biến thành món ăn yêu thích của bạn, hạn chế nhưng món nhiều dầu mỡ ra nhé.
– Nhóm thực phẩm có chức năng làm lành vết thương, dịu nhẹ cơn đau dạ dày: đó là bột nghệ, mật ong nguyên chất, dùng riêng hoặc kết hợp cả hai thành phần lại. Ngoài ra nhóm rau củ gồm bắp cải, khoai tây, bí đỏ, cải xanh cà rốt rất tốt cho việc điều trị đau dạ dày. Cách chế biến lý tưởng nhất là hấp hoặc luộc, hạn chế dùng dầu mỡ để chiên, xào.
– Nhóm thực phẩm tốt cho việc tiêu hóa: người bị bệnh hay cả những người khỏe mạnh được khuyên nên bổ sung ít nhất một hũ sữa chua mỗi ngày. Trong sữa chua có vô số loại khuẩn có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, làm sạch đường ruột, bảo vệ dạ dày khỏi sự phát triển của khuẩn HP, Ecoli. Bên cạnh đó người đau dạ dày cần ăn thịt ngan, thịt nạc, cá tươi, tim heo nhiều hơn.
Đau dạ dày nên lưu ý gì?
Việc ăn uống quá no, vận động mạnh, vận động ngay sau khi ăn no là nguyên nhân gây bệnh dạ dày mà các chuyên gia về đường tiêu hóa cho hay. Vì vậy để phòng ngừa bệnh được hiệu quả, dĩ nhiên điều bạn cần làm chính là xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học hợp lý, không nên ăn quá no đặc biệt là vào buổi tối, khi ăn xong nên dành thời gian đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi, tuyệt đối không vận động mạnh nhằm giúp hệ dạ dày làm việc đỡ vất vả.
Tìm hiểu thêm: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không?
>>>>>Xem thêm: Thường xuyên bị đau thượng vị
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, kiêng khem hợp lý đặc biệt là các loại đồ ăn chua cay, lạnh, đồ ăn khó tiêu gây đầy bụng. Ngoài ra các loại thực phẩm ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, thức ăn giàu chất béo bạn cũng nên hạn chế. Người có vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng nên tham khảo các món ăn ở dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa nhằm hỗ trợ quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn, dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn.
Tập luyện thể dục thể thao nhằm giúp cơ thể được khỏe mạnh, cơ bụng săn chắc phòng ngừa bệnh tật tốt hơn. Tuy nhiên bạn cần chú ý không nên tập khi vừa ăn no, buổi chiều đi tập thể thao, tập gym nên ăn nhẹ trước đó khoảng 30 phút.
Tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc giảm đau thượng vị hoặc thuốc điều trị bệnh mà không được sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ. Người Việt Nam ta có thói quen, cứ khi bị đau bụng phải hay đau đầu…sẽ ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau mà không tới bệnh viện chụp chiếu, khám xét, điều này có thể gây hại cho chính bạn.
Nên thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được chẩn đoán phát hiện sớm ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu bệnh tiến triển.