Hóa trị là một phương pháp phổ biến thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ung thư, trong đó có ung thư gan. Hóa trị ung thư gan có thể được sử dụng trước, sau hoặc kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về hóa trị ung thư gan
1. Tác dụng hóa trị ung thư gan
Hóa trị là dùng các loại thuốc hóa chất truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống. Thuốc hóa chất được đưa đi khắp cơ thể, tác động lên vùng bị bệnh để thu nhỏ khối u và tiêu diệt hoàn toàn chúng.
Hóa trị là dùng các loại thuốc hóa chất truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống
Hóa trị ung thư gan có thể được sử dụng trước và sau khi phẫu thuật:
- Trước khi phẫu thuật: Hóa chất giúp làm giảm kích thước khối u, tạo điều kiện cho phẫu thuật dễ dàng hơn.
- Sau khi phẫu thuật: Hóa chất giúp tiêu diệt hoàn toàn những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể.
Thực tế, không phải ai cũng phù hợp với hóa trị, hóa trị chỉ được chỉ định với những trường hợp chức năng gan tốt.
Với ung thư gan, các loại thuốc hóa chất chỉ có tác dụng làm giảm một phần của khối u và không có tác dụng lâu dài. Khi hóa trị ung thư gan, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Rụng tóc
- Bị lở miệng
- Chán ăn
- Buồn nôn và nôn
- Tiêu chảy
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu
Hóa trị ung thư gan có thể để lại những tác dụng phụ như rụng tóc, thiếu máu…
- Tăng khả năng nhiễm trùng (do số lượng tế bào bạch cầu thấp)
- Dễ bầm tím hoặc chảy máu (do số lượng tiểu cầu trong máu thấp)
- Mệt mỏi (do số lượng tế bào hồng cầu thấp)
Các tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại thuốc và liều lượng, thời gian thực hiện. Trong nhiều trường hợp, bá sĩ cũng kê thêm thuốc giảm những tác dụng phụ, giúp người bệnh dễ chịu, thoải mái hơn.
2. Các phương pháp khác cũng được sử dụng điều trị ung thư gan
Phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị ung thư gan sẽ phụ thuộc vào giai đoạn cụ thể của bệnh (kích thước khối u, mức độ di căn trong cơ thể) và sức khỏe của người bệnh, độ tuổi cụ thể. Ngoài hóa trị ung thư gan, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng các phương pháp khác như: phẫu thuật, điều trị trúng đích và xạ trị.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp thường được chỉ định trong điều trị ung thư gan giai đoạn đầu. Nếu chỉ có một số phần của gan bị ảnh hưởng bởi ung thư trong khi các phần còn lại vẫn khỏe mạnh, thì phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ phần hoặc các phần bị ảnh hưởng. Trong trường hợp nặng cần phải cắt bỏ hoàn toàn gan thì phẫu thuật ghép gan mới được chỉ định thực hiện.
>>>>>Xem thêm: Thai ngôi ngược, mẹ bầu liệu có “vượt cạn” dễ dàng
Ngoài hóa trị, người bệnh có thể cần phẫu thuật, xạ trị hoặc điều trị trúng đích để loại bỏ hoàn toàn khối u
- Điều trị trúng đích: Là phương pháp sử dụng các thuốc hoặc các chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển và lây lan của ung thư bằng cách can thiệp tới các phân tử cụ thể liên quan đến sự phát triển và quá trình tiến triển ung thư.
- Xạ trị: sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc giữ cho chúng không phát triển.
Dù điều trị bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Vì thế người bệnh ung thư gan cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe, lạc quan, vui vẻ và tin tưởng vào phương pháp của bác sĩ.
Bệnh viện Thu Cúc hiện có hợp tác chuyên môn với các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore giúp điều trị thành công, kéo dài cơ hội sống cho người bệnh.