Thủng dạ dày tá tràng

Thủng dạ dày tá tràng là biến chứng nguy hiểm thường gặp ở những người mắc viêm loét dạ dày tá tràng mà không được điều trị kịp thời. Khi gặp phải tình trạng này cần xử trí thế nào hiệu quả?

Bạn đang đọc: Thủng dạ dày tá tràng

Thủng dạ dày tá tràng phần lớn gặp phải ở trẻ nhỏ do viêm loét niêm mạc nặng hoặc do những sẹo non, sẹo già trên thành ruột. Khi bị thủng dạ dày, dung dịch và thức ăn sẽ trào vào khoang bụng, gây nhiễm trùng, mưng mủ, nguy hiểm tới tính mạng.

Thủng dạ dày tá tràng

Thủng dạ dày tá tràng do viêm loét niêm mạc nặng hoặc do những sẹo non, sẹo già trên thành ruột.

Dấu hiệu cảnh báo thủng dạ dày tá tràng

Khi bị thủng dạ dày tá tràng người bệnh sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng như:

  • Cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ ngày càng nặng hơn. Đau ở vùng thượng vị sau đó lan sang đau bụng bên trái hoặc bên phải, đau nhiều khi vận động
  • Choáng váng, da tái, chân tay run
  • Mạch đập nhanh, toát mồ hôi, hoảng hốt
  • Thành bụng nắn thấy cứng, dịch nước trào ra thành bụng.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà và những điều cần biết

Thủng dạ dày tá tràng

Người bệnh thủng dạ dày tá tràng sẽ thấy xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội, mạch nhanh

  • Người bệnh sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, mặt hốc hác, hơi thở hôi

Cách điều trị thủng dạ dày tá tràng

Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương  pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật.

  • Điều trị bảo tồn: Người bệnh được đưa  tới bệnh viện, tiến hành hút dịch bằng cách đặt xông dạ dày tá tràng, ngăn chặn nhiễm khuẩn và chống sốc bằng cách truyền kháng sinh liều cao với truyền dịch.
  • Khâu vết thủng dạ dày tá tràng: Bác sĩ sẽ đặt mũi kim trên tổ chức lành mềm, xa vết chai hoặc xử lý loại bỏ chai cứng rồi mới khâu 2 lớp, lớp trong dùng chỉ catgut còn lớp ngoài dùng chỉ lanh.

Thủng dạ dày tá tràng

>>>>>Xem thêm: Đau bao tử: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Người bệnh cần đi khám để bác sĩ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp

  • Phẫu thuật cắt dạ dày: Được thực hiện khi người bệnh bị hẹp môn vị, vết thủng ở ngay sẹo chai và bị chảy máu nhiều lần, ung thư dạ dày giai đoạn đầu gây thủng thành dạ dày. Người bệnh được chỉ định cắt một phần dạ dày nhằm cải thiện tình trạng bệnh.

  Lưu ý sau điều trị thủng dạ dày tá tràng

Sau điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý nhằm cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe. Chú ý ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt và những thực phẩm dễ tiêu hóa.

Tránh các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn… thực phẩm cay nóng, bia rượu…

Chú ý vận động nhẹ nhàng hàng ngày, tránh những hoạt động nặng mạnh sau khi vừa điều trị, cần nghỉ ngơi đúng cách và vừa sức.

Để tìm hiểu thêm về thủng dạ dày tá tràng, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *